Hiện nay nhiều người lầm tưởng rằng, tài xế được phép tiến hành hoạt động đón trả khách ở những nơi có biển cấm dừng đỗ. Vậy câu hỏi đặt ra: Đối với hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ bị xử phạt thế nào?
1.1. Mức xử phạt đối với hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, có ghi nhận về mức xử phạt đối với hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Để người lên, để người xuống xe một cách tùy tiênk khi xe đang chạy gây ra nguy hiểm cho xe trong quá trình lưu thông;
– Sang nhượng hoặc chuyển giao hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý, trái với mong muốn và ý chí của hành khách; thực hiện hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
– Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Xếp hành lý, tiến hành hoạt động thu xếp hàng hóa trên xe làm lệch xe;
– Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định, đón trả khách trái quy định pháp luật trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc thực hiện hành vi dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định;
– Đón trả hành khách tại nơi cấm dừng, đón trả khách tại nơi có biển cấm đỗ, hoặc tại nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất;
– Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, tuy nhiên trong quá tình lưu thông thì không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định, không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;
– Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền, hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;
– Đón, trả hành khách tại những địa điểm sai lệch hợp đồng, tức là không đúng địa điểm đón trả hành khách được ghi trong hợp đồng;
– Vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định, tuy nhiên quá trình vận chuyển này lại không cung cấp được danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách;
– Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe … và những hành vi khác trái quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
1.2. Hình phạt bổ sung đối với hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ:
Tại khoản 12 của Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, có quy định về hình phạt bổ sung đối với hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (áp dụng đối với trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 8 của
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 7 Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (áp dụng đối với trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có thể bị tịch thu phù hiệu (hay còn được gọi theo cách khác là biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thứ hai, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
– Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Có thể thấy, hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ được quy định tại điểm e khoản 5 Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Như vậy, tài xế xe khách thực hiện hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
2. Đón trả hành khách tại nơi có biển cấm đỗ có bị tạm giữ phương tiện hay không?
Căn cứ tại khoản 32 Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng, có quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, các chủ thể có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022 đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây:
– Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (áp dụng trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (áp dụng trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Khoản 1, điểm a khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
– Điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, hành vi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ được quy định tại điểm e khoản 5 Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Như vậy, theo quy định này thì, trường hợp các chủ thể điều khiển xe khách đón/trả hành khách tại nơi có biển cấm dừng đỗ sẽ không thuộc trường hợp bị giữ phương tiện.
3. Cách thức nộp phạt khi đón trả khách ở nơi có biển cấm dừng đỗ:
Căn cứ quy định tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, có ghi nhận các chủ thể khi vi phạm giao thông có thể thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại, bên cạnh đó có thể nộp phạt vi phạm giao thông tại Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt;
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, được ghi trong quyết định xử phạt;
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt, hình thức nộp phạt vi phạm giao thông này được áp dụng tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi khi quá trình đi lại của các chủ thể gặp khó khăn;
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (bưu điện …). Hoặc, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, chủ thể có thẩm quyền là cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.