Hiện nay, số lượng án ly hôn tăng nhiều, trong số đó có ly hôn vì bạo lực gia đình, vì ngoại tình và cũng có một số trường hợp ly hôn khi một bên bị mất năng lực hành vi. Vậy đơn phương ly hôn khi một bên bị mất năng lực hành vi có được không?
Mục lục bài viết
1. Đơn phương ly hôn khi một bên bị mất năng lực hành vi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 người mất năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:
– Khi một người có thể do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo như yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án sẽ tiến hành ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Nếu trường hợp không còn căn cứ để tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo như yêu cầu của chính người đó hoặc của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, thì Tòa án thực hiện ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
– Đối với những người bị mất năng lực hành vi dân sự thì khi thực hiện giao dịch dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Bên cạnh đó thì căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
– Đối với yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố của một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, đối với trường hợp một trong hai bên là vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đơn phương yêu cầu ly hôn có quyền dfdeer làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người kia mất năng lực hành vi dân sự. Tòa án cấp huyện nơi cư trú sẽ là Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu.
Trong thời hạn để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thì theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án sẽ tiến hành giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi nhận được kết luận giám định, lúc này Tòa án sẽ phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Nếu trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Dân chiếu với căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn gồm:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc không làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
-Chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy vợ hoặc chồng có đủ năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Ngoài ra cha, mẹ, người thân thích khác vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự.
2. Đơn phương ly hôn khi chồng bị mất năng lực hành vi dân sự:
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn với nhau năm 2016 tuy nhiên sau một lần bị tai nạn. Chồng tôi lúc tỉnh lúc mê không còn nhận thức được gì nữa. Tôi còn trẻ, không thể chịu đựng được áp lực của dư luận. Nên tôi muốn ly hôn, tôi có trao đổi qua với anh ấy nhưng anh ấy không đồng ý. Vậy đối với trường hợp này tôi có đơn phương ly hôn được không? Rất mong có câu trả lời của Luật sư.
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hiện nay pháp luật cho phép vợ, chồng đượcđơn phương ly hôn. Tuy nhiên, đối với thủ tục ly hôn này sẽ phải thực hiện dựa trên cơ sở những căn cứ để chứng minh một trong hai bên có hành vi, vi phạm nghiêm trọng chế độ vợ, chồng. Căn cứ theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện trong những trường hợp sau:
– Khi vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án nhưng không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu xác định có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp nếu có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hon nhân và gia đình thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy, từ thông tin bạn cung cấp thì bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn theo quy định hiện nay.
3. Án phí khi ly hôn không chia tài sản là bao nhiêu?
3.1. Án phí trong vụ án ly hôn đơn phương:
Theo quy định tại Nghị quyết số:
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với những vụ án dân sự không có giá ngạch;
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với những vụ án dân sự có giá ngạch;
– Án phí dân sự cấp phúc thẩm.
Những vụ án dân sự không có giá ngạch đó là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
Những vụ án dân sự có giá ngạch đó là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Như vậy, án phí ly hôn không yêu cầu chia tài sản được gọi là án phí dân sự không có giá ngạch.
Căn cứ theo Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo
– Đối với tranh chấp hôn nhân và gia đình không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.
– Trường hợp tranh chấp hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì mức án phí được quy định như sau:
+ Tài sản từ 6 triệu đồng trở xuống mức án phí: 300.000 đồng.
+ Tài sản từ trên 6 triệu đồng đến 400 triệu đồng mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
+ Tài sản từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng mức án phí: 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng.
+ Tài sản từ trên 800 triệu đồng đến 2 tỷ đồng mức án phí: 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng.
+ Tài sản từ trên 2 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng mức án phí: 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng.
+ Tài sản từ trên 4 tỷ đồng mức án phí: 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với vụ án ly hôn không yêu cầu chia tài sản được xác định theo trường hợp án phí dân sự sơ thẩm đối với những vụ án dân sự không có giá ngạch mức án phí là 300.000đ
3.2. Lệ phí trong ly hôn thuận tình:
Đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì mức phí vợ, chồng phải nộp khi yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình dựa vào Điều 24 Nghị quyết 326, nếu trường hợp chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không có yêu cầu phân chia tài sản thì mức lệ phí Tòa án là 300.000 đồng.
Như vậy, từ các quy định nêu trên thì mức án phí, lệ phí đối với vụ án ly hôn không yêu cầu chia tài sản thì dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì mức án phí là 300.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.