Khi các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản nếu một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị hủy thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các chủ thể trong hợp đồng phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận còn khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng hết hiệu lực kể từ thời điểm chấm dứt việc thực hiện hợp đồng bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện. Tuy khác nhau về hệ quả nhưng hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng lại giống nhau về điều kiện. Khi các bên đã thỏa thuận trong
Do vậy, bên mua khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng như chậm trả tiền, trả tiền không đúng thời hạn, địa điểm, chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ … thì bên bán có quyền hủy hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc bên bán hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể sẽ gây thiệt hại cho bên mua nhưng bên mua sẽ không được bồi thường mà ngược lại bên mua sẽ phải bồi thường cho bên bán do có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy hoặc bị chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.
Nếu các bên không có thỏa thuận về việc hủy bỏ hợp đồng hoặc chấm dứt việc thực hiện hợp đồng thì hợp đồng cũng có thể bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt việc thực hiện nếu pháp luật có quy định. Pháp luật dân sự cũng có quy định cho phép một bên đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi có việc không thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số trường hợp cụ thể mà không có quy định bao quát. Trong hợp đồng mua bán tài sản, pháp luật dân sự quy định bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng, hoặc giao vật không đồng bộ, giao vật không đúng chủng loại đã thỏa thuận, hoặc bên bán vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin (điểm c khoản 2 Điều 435, điểm b khoản 1 Điều 436, khoản 3 Điều 437, Điều 442) nhưng lại không có quy định về quyền hủy hợp đồng của người bán trong trường hợp người mua không trả tiền mua.
>>> Luật sư
Trong phần quy định chung về hợp đồng, tại Điều 417 “Bộ luật dân sự 2015” thì một bên có thể hủy bỏ hợp đồng nhưng với điều kiện: Thứ nhất, đây là hợp đồng song vụ áp dụng đối với hợp đồng mua bán tài sản thì điều kiện này thỏa mãn. Thứ hai, một bên không thực hiện do lỗi của bên kia. Tuy nhiên, đây là hợp đồng mua bán tài sản mà bên bán đã giao tài sản nên điều kiện này không thỏa mãn. Bên bán chỉ có thể hủy hợp đồng trong trường hợp bên mua chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ tức bên mua không đến nhận tài sản làm bên bán không giao được tài sản. Bên bán không có quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp bên mua không trả tiền.