Đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê ki ốt trước thời hạn. Bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê ki ốt trước thời hạn. Bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi thuê kiot hợp đồng là 5 năm nhưng do việc kinh doanh gần một năm không có lãi chính vì vậy tôi muốn chấm dứt hợp đồng thuê kiot vậy tôi phải làm như thế nào hay có bồi thường cho phía cho thuê kiot hay không. Xin hãy giúp tôi trả lời?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng thuê tài sản:
"Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan."
Đồng thời, theo quy định tại Điều 474 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn thuê:
"1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợ"
Do trong hợp đồng thuê kiot giữa bạn với người cho thuê đã ghi rõ trong hợp đồng về thời hạn thuê là 5 năm, nhưng do bạn muốn chấm dứt hợp đồng khi mới thuê được một năm thì đây sẽ bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng, thế bạn chưa trả hết tiền thuê thì bạn cần phải trả hết cho đến khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng, còn nếu đã trả hết trong năm năm thì người cho thuê sẽ phải trả lại số tiền trong thời gian bạn không tiếp tục thuê. Còn đối với việc bạn bị phạt hợp đồng và bồi thường hợp đồng như thế nào thì tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn và người cho thuê trong hợp đồng, nếu hợp đồng không có quy định về phạt vi phạm thì bán sẽ không bị phạt vi phạm, còn bồi thường hợp đồng thì nếu người cho thuê chứng minh được hành vi của bạn gây thiệt hại trên thực tế với người đó thì bạn phải bồi thường khoản này. Căn cứ quy định tại Điều 418, 419 Bộ luật dân sự 2015:
"Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
"Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc."