Từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật để quy định các vấn đề phát sinh trong xã hội đều được giải quyết theo pháp luật. Và đơn khởi kiện chính là một công cụ hữu ích đề mọi cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Vậy, đơn khởi kiện là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện là gì?
Một trong những loại đơn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dân sự đó chính là đơn khởi kiện. Đây chính là văn bản mang nội dung pháp lý yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến tài sản, nhân thân, tính mạng con người. Trong tố tụng dân sự hay hình sự thì đơn khởi kiện chủ yếu được sử dụng để cá nhân, tổ chức đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp không thể tự thỏa thuận, thương lượng với bị đơn. Đối với lĩnh vực dân sự thì những nội dung thông thường được yêu cầu giải quyết liên quan đến tài sản, ly hôn, thừa kế, bồi thương thiệt hại…còn đối với hình sự thì chủ yếu liên quan đến vấn đề sức khỏe, tính mạng, danh dự, thông tin bí mật của nhà nước, phản động…
Theo đó, đơn khởi kiện là một loại văn bản pháp lý được trình bày dưới dạng văn bản nhằm mục đích biểu đạt yêu cầu của người khởi kiện đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
Đơn khởi kiện được dịch sang tiếng anh như sau: A lawsuit petition
Khái niệm về đơn khởi kiện được dịch sang tiếng anh:
A lawsuit petition is a type of legal document presented in the form of a document aimed at expressing the petitioner’s request to a competent state agency, namely the People’s Court. This document shall be filed in court and shall be received after full content is met.
3. Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện chuẩn và đúng luật:
Một đơn khởi kiện chuẩn và đúng luật bắt buộc phải có những nội dung quy định theo từng lĩnh vực. Tuy nhiên, trong tất cả các đơn khởi kiện nào thì cũng sẽ có các nội dung bắt buộc sau:
Thứ nhất, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Người viết đơn khởi kiện bắt buộc phải là cá nhân hay tổ chức bị xâm hại đến quyền lợi trực tiếp của bản thân mình thì có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Cụ thể pháp luật nước ta quy định một số trường hợp sau đây:
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, có nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có thể tự mình làm đơn khởi kiện và nộp đến Tòa án có thẩm quyền để xử lý. Trường hợp không thể viết được đầy đủ nội dung trong đơn, hoặc biết cách trình bày văn bản thì có thể nhờ một cá nhân hoặc một đơn vị khác viết hộ như luật sư, chuyên viên pháp lý,
văn phòng luật sư,công ty luật hoặc bất kỳ chủ thể nào khác… - Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án;
- Lưu ý: Đối với người có đầy đủ khả năng nhận thức, người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức của mình mà không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Thứ hai, lựa chọn mẫu chuẩn và chính xác có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng năm. Quốc hiệu, tiêu ngữ đặt ở trên cùng của đơn và đặt ở giữa đơn. Địa điểm, ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 12 năm 2020”
Thứ ba, tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Hiện nay, nước ta có 2 cấp xét xử đó chính là cấp Huyện/Quận, Tỉnh/Thành phố và Tòa án nhân dân tối cao.
Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp nào thì bắt buộc phải ghi rõ Tòa án nhân dân thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào;
Thứ tư, thông tin người bị kiện
Đối với người bị khởi kiện là cá nhân thì cần phải ghi rõ các nội dung sau đây:
- Họ và tên đầy đủ;
- Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu; Nơi cấp, ngày cấp hoặc ngày hết hạn;
- Địa chỉ hiện tại đang sinh sống;
- Số điện thoại liên hệ;
Đối với người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ các thông tin sau đây:
- Tên cơ quan tổ chức;
- Mã số doanh nghiệp và có thể ghi thêm nơi cấp và ngày cấp;
- Họ và tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện;
- Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, cơ quan;
- Số điện thoại liên hệ;
Thứ năm, thông tin của người bị khởi kiện
Đối với người khởi kiện là cá nhân thì cần phải ghi rõ các nội dung sau đây:
- Họ và tên đầy đủ;
- Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu; Nơi cấp, ngày cấp hoặc ngày hết hạn;
- Địa chỉ hiện tại đang sinh sống. Trường hợp không biết nơi sống có thể ghi địa chỉ nơi làm việc;
- Số điện thoại liên hệ;
Đối với người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ các thông tin sau đây:
- Tên cơ quan tổ chức;
- Mã số doanh nghiệp và có thể ghi thêm nơi cấp và ngày cấp;
- Họ và tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện;
- Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, cơ quan;
- Số điện thoại liên hệ;
Thứ sáu, tóm tắt nội dung cụ thể của vụ án.
Những nội dung liên quan đến vấn đề được yêu cầu xử lý bắt buộc phải được tóm tắt ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cơ sở để đưa vụ án ra xét xử.
Thứ bảy, nêu các vấn đề cần Tòa án nhân dân giải quyết bao gồm cả nội dung bồi thường thiệt hại do người bị kiện gây ra.
Tòa án chỉ xử lý những vấn đề được đề cập trong đơn chính vì vậy cần ghi rõ nội dung yêu cầu được giải quyết.
Thứ tám, cung cấp tài liệu, chứng cứ kèm theo
Đây chính là một phần quan trọng có liên quan trực tiếp đến nội dung yêu cầu giải quyết, việc cung cấp đầy đủ chứng cứ có yếu tố quyết định đến việc được Tòa án xét xử đúng với nguyện vọng của bản thân, Đồng thời tiết kiệm được thời gian yêu cầu bổ sung, cung cấp thêm chứng cứ của Tòa án. Đánh số thứ tự liệt kê những văn bản, tài liệu, chứng cứ có liên quan, có lợi cho bản thân để nộp kèm theo đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ chín, mục ký tên hay điểm chỉ, đóng dấu
- Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;
- Trường hợp người khởi kiện là cá nhân không thể tự mình làm đơn khởi kiện, ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện;
- Nếu là cơ quan, tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
4. Khi nhận được thông báo của Tòa án về đơn khởi kiện thì nên làm gì?
Quyền và nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo cũng được quy định như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Trường hợp không có văn bản, đơn từ phản tố hay trình bày ý kiến, yêu cầu độc lập thì Tòa án tiến hành xử lý theo quy định.
Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật dân sự liên quan đến các vấn đề về liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
Lưu ý: Người nộp đơn khởi kiện có thể nộp theo hình thức trực tiếp đến Tòa án để gửi cho văn thư hoặc có thể gửi qua đường bưu điện. Ngoài ra, hiện nay tại một số địa phương đã áp dụng hình thức tiếp nhận đơn qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Bộ luật tổ tụng dân sự 2015.