Giám định trong tố tụng hành chính là một thủ tục rất quan trọng trong thủ tục tố tụng hành chính. Vậy đơn khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày… tháng … năm…
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v: kết luận giám định trong tố tụng hành chính)
Kính gửi:….
Họ và tên người khiếu nại:…..;
Địa chỉ:……;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân…., ngày cấp…., nơi cấp….
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:…;
Địa chỉ:….
Khiếu nại về việc kết luận giám định trong tố tụng hành chính, cụ thể như sau:…
Tài liệu, chứng cứ kèm theo, gồm có: -… -… | NGƯỜI KHIẾU NẠI (Chữ ký hoặc điểm chỉ)
|
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính:
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Quyết định 222/QĐ-VKSTC 2023 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hành chính được thực hiện theo các quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo của Luật Tố tụng hành chính, gồm có: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hành chính. Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính được quy định như sau:
– Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án mà đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.
– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp sẽ có thẩm quyền giải quyết.
– Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
– Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp sẽ có thẩm quyền giải quyết.
– Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
3. Nhiệm vụ và trách nhiệm giải quyết khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính:
Điều 12 Quyết định 222/QĐ-VKSTC 2023 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại quy định về hiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp như sau:
– Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết về khiếu nại:
+ Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với những đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
++ Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả về giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền ở trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thủ tục phá sản;
++ Khiếu nại theo quy định trên hoặc khiếu nại khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
+ Đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với lại Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo ở trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
++ Khiếu nại trong việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
++ Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người mà được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
++ Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; các hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả về giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và việc thi hành án hình sự.
+ Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết về đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp cho Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, của Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; các hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả về giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành án của thủ tục phá sản.
+ Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết về đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
++ Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
++ Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
++ Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; kết quả về giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp đối với vấn đề khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan đã được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra.
– Trách nhiệm phối hợp trong việc giải quyết khiếu nại:
+ Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, những đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
++ Cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
++ Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi, quyết định mà bị khiếu nại; trong trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc là cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì những đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
++ Tham gia xác minh các nội dung khiếu nại;
++ Thẩm định nội dung khiếu nại và chứng cứ, các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
++ Phối hợp thực hiện những thủ tục khác của việc giải quyết khiếu nại.
– Các đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại đã nêu trên có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết khiếu nại về cho Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo ở trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
Như vậy, qua quy định trên thì nhiệm vụ và trách nhiệm giải quyết khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính như sau:
– Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính:
+ Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với những đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình
+ Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình.
– Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính: Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại kết luận giám định trong tố tụng hành chính, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
+ Cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
+ Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi, quyết định bị khiếu nại; trong trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì những đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
+ Tham gia xác các minh nội dung khiếu nại;
+ Thẩm định các nội dung khiếu nại và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
+ Phối hợp thực hiện những thủ tục khác của việc giải quyết khiếu nại.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 222/QĐ-VKSTC 2023 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại.