Đơn đề nghị tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay vẫn đang được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày….tháng … năm….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM GIA THÀNH VIÊN
Kính gửi: Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân …
1. Cá nhân đề nghị tham gia thành viên:
– Họ và tên (tên đầy đủ và chính thức, ghi bằng chữ in hoa):
– Ngày, tháng, năm sinh: …
– Số thẻ Căn cước công dân hoặc số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp (Số thẻ Căn cước công dân được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh sử dụng để khai thác thông tin về cư trú trong quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ): …
– Địa chỉ nơi cư trú: …
– Nghề nghiệp, nơi công tác và chức vụ hiện tại: …
– Số điện thoại: …
– Quốc tịch: …
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân … và các quy định của pháp luật có liên quan, tôi xin được đăng ký tham gia là thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân … với số tiền góp vốn là … đồng.
2. Cam kết:
Tôi xin cam kết:
a) Góp đủ vốn đã đăng ký và góp vốn đúng thời hạn theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân …;
b) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của vốn góp vào quỹ tín dụng nhân dân …;
c) Tuân thủ các quy định trong Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân … và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những hồ sơ gửi kèm theo quy định.
Người đề nghị tham gia thành viên
(Ký, ghi rõ họ, tên)
2. Điều kiện trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Thông tư
(1) Đối với cá nhân, điều kiện để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:
– Đó phải là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, công dân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có hộ khẩu và thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân mà mình muốn tham gia làm thành viên;
– Các cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật đang làm việc và công tác tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đặt trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân mà mình đang muốn tham gia với tư cách thành viên. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật sẽ không được giữ các chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, trưởng Ban kiểm soát, thành viên của Ban kiểm soát, giám đốc công ty, phó giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư
– Không thuộc một trong những trường hợp sau đây: Là những cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án/quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong lĩnh vực hình sự phải là cá nhân đang bị kết án tù tội phạm nghiêm trọng trở lên tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích, các cán bộ và công chức đang làm việc và công tác trong ngành nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, sỹ quan/quân nhân/hạ sĩ quan trong đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
(2) Đối với hộ gia đình thì điều kiện tham gia với tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân sẽ bao gồm các điều kiện như sau:
– Là hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đang muốn tham gia với tư cách thành viên, các thành viên trong hộ gia đình đó phải có chung tài sản để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình trên thực tế;
– Người đại diện của hộ gia đình bắt buộc phải được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp đó là cá nhân theo phân tích nêu trên.
(3) Điều kiện để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân bao gồm:
– Đó phải là pháp nhân đang hoạt động bình thường trên lãnh thổ của Việt Nam, pháp nhân có trụ sở chính đặt trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân mà mình muốn tham gia với tư cách thành viên;
– Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân bắt buộc phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác để trở thành người đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Chấm dứt tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân, có quy định về vấn đề chấm dứt tư cách thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, thành viên trong quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong những trường hợp như sau:
– Trong trường hợp đương nhiên mất tư cách thành viên của quỹ tín dụng nhân dân: Trong trường hợp thành viên là cá nhân đã qua đời, cá nhân mất tích, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đáp ứng đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân, thành viên là pháp nhân khi tổ chức bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật, pháp nhân không có người đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Thông tư 04/2015/TT-NHNN để cử làm người đại diện theo pháp luật, thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và theo điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
– Chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp tự nguyện. Theo đó, các thành viên trong quỹ tín dụng nhân dân có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên và được Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên, đồng thời được đại hội thành viên thông qua phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân;
– Trong trường hợp khai trừ tư cách thành viên trong quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, thành viên bị đại Hội đồng thành viên khai trường tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân khi thực hiện một trong những hành vi sau: Có hành vi không đảm bảo góp đủ vốn căn cứ theo quy định tại Điều 28 Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân, có hành vi giả mạo/gian lận thành phần hồ sơ xin trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân, các trường hợp khác theo điều lệ quỹ tín dụng nhân dân quy định cụ thể.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 01/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
– Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
– Thông tư 06/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: