Ngày nay, tổ chức cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu ngoài danh mục nhập khẩu hoàn toàn được chấp thuận nếu đảm bảo điều kiện và hồ sơ đề nghị hợp lệ. Vậy, đơn đề nghị nhập khẩu phế liệu ngoài danh mục nhập khẩu có các nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị nhập khẩu phế liệu ngoài danh mục nhập khẩu:
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU KHÔNG THUỘC DANH MỤC PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU ĐỂ THỬ NGHIỆM LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… | Địa danh, ngày …. tháng …. năm …. |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …….
Ngày cấp: …… Nơi cấp:……
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ……
Số điện thoại: ……Fax…….Email……
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số ……ngày ….. tháng …… năm …..cơ quan cấp…… (nếu có).
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cho phép nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
6. Loại, khối lượng phế liệu nhập khẩu:
TT | Tên phế liệu nhập khẩu | Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời gian thử nghiệm (tấn) |
1 | ||
2 | ||
…. |
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ……(1) nhập khẩu phế liệu ……(2). từ nước ngoài để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
|
Ghi chú:
(1) Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị.
(2) Tên loại phế liệu đề nghị nhập khẩu.
2. Quy trình nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu nhập khẩu:
Thông thường, cá nhân tổ chức có mong muốn nhập khẩu phế liệu để phục vụ kinh doanh, sản xuất phải lựa chọn những loại phế liệu nằm trong danh mục được Nhà nước cho phép, thể hiện qua danh mục phế liệu đã được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ là nhập khẩu phế liệu không nằm trong Danh mục phế liệu vẫn được phép nhập khẩu và phải đảm bảo mục đích chính là để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất. Quy trình để thực hiện hoạt động nhập khẩu này được quy định như sau:
Bước 1. Chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất bắt buộc phải chuẩn bị hồ sơ tài liệu theo đúng quy định để gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thông là cơ quan có trách nhiệm xem xét, đánh giá hồ sơ khi được tiếp nhận thông tin yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
– Hồ sơ nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm bao gồm một số giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị Văn bản đề nghị thể hiện rõ được mong muốn nhập khẩu phế liệu ngoài danh mục nhập khẩu. Văn bản đề nghị được thực hiện theo Mẫu chung, áp dụng cho toàn quốc đó là mẫu số 05 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo
+ Bổ sung thêm những thành phần hồ sơ đã được ghi nhận tại các điểm b, c, d, đ, e, g và điểm h khoản 2 Điều 56b Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì mới có thể hoàn tất được hồ sơ đề nghị;
+ Bên cạnh đó, cần có thông tin của bộ quản lý ngành liên quan đến sử dụng phế liệu nhập khẩu về việc đánh giá nhu cầu sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước và việc sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Nội dung này được thể hiện trong văn bản đánh giá và cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị bản sao với thông tin này;
+ Nội dung thể hiện kết quả phân tích các thông số môi trường của mẫu phế liệu đề nghị nhập khẩu để thử nghiệm do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật thực hiện hoặc kết quả của tổ chức thử nghiệm, giám định, chứng nhận quốc tế thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là một trong những tài liệu quan trọng để có thể đề nghị nhập khẩu phế liệu. Cá nhân, tổ chức có thể nộp bản sao tới cơ quan có thẩm quyền;
+ Thông tin về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về chất lượng phế liệu nhập khẩu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bước 2. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ:
Bộ Tài nguyên và Môi trường khi nhận hồ sơ yêu cầu thì trong thời hạn nhất định phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc xem xét hồ sơ. Theo quy định thì trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tiến hành các hoạt động sau:
+ Có các hoạt động thực hiện xem xét hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Trong một số trường hợp phải tham khảo thêm quan điểm, ý kiến của các cơ quan liên quan thì có thể tổ chức tiến hành lấy ý kiến , hỗ trợ cho quá trình diễn ra chính xác và nhanh chóng;
+ Có trách nhiệm trong hoạt động tổ chức kiểm tra điều kiện bảo vệ môi trường, quá trình này sẽ được diễn ra tại cơ sở dự kiến thử nghiệm phế liệu nhập khẩu;
– Bước 3. Phê duyệt và công khai giấy xác nhận
Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi đã rà soát, xem xét hồ sơ thì căn cứ kết quả thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này, nếu tài liệu đã đáp ứng yêu cầu thì có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ các thông tin liên quan về loại, khối lượng, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm và thời gian thử nghiệm phế liệu nhập khẩu.
Chỉ khi có văn bản của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về yêu cầu này thì Bộ Tài nguyên và Môi trường mới được cấp Giấy xác nhận cho cá nhân, tổ chức về đề nghị nhập khẩu phế liệu ngoài danh mục nhập khẩu. Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này là mẫu chung được cơ quan có thẩm quyền sử dụng khi cấp giấy xác nhận. Có thể nói, Giấy xác nhận là căn cứ để tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
Cơ quan cấp Giấy xác nhận phải công khai Giấy xác nhận đã cấp trên Cổng thông tin của mình, đồng thời gửi bản chính Giấy xác nhận đến:
+ Công khai nội dung cấp phép lên Cổng thông tin một cửa Quốc gia;
+ Trang thông tin của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cũng phải đăng tải thông tin này để mọi người dân cùng nắm bắt thông tin;
+ Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất phải có hoạt động trên thực tế là sử dụng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất;
+ Đồng thời giấy xác nhận này cũng phải gửi đến tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 41/2015/TT-BTNMT Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì bắt buộc phải tiến hành gửi văn bản đề nghị nhập khẩu mẫu phế liệu để phân tích theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này. Văn bản đề nghị sẽ được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Cũng trong quy định của Điều 9 Thông tư này thì tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 9 phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm e Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Cần phải đảm bảo là có kho phục vụ cho nhu cầu lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
– Đồng thời, tổ chức cá nhân cũng cần chuẩn bị bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu;
– Có trang bị công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định;
– Trong hoạt động thực tế thì cần có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đối với trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý;
– Cuối cùng, văn bản thể hiện nội dung cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng cần được chuẩn bị để hoàn tất hoạt động này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.