Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật là gì? Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật để làm gì? Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật 2021? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định của pháp luật về giám định lại?
Trên thực tế, trong một số trường hợp thì việc giám định lại thương tật được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện. Khi có yêu cầu giám định lại thương tật thì người yêu cầu phải làm đơn đề nghị giám định lại thương tật. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật và hướng dẫn soạn thảo.
1. Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật là gì?
– Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định.
– Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật là mẫu đơn do người yêu cầu lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị giám định lại thương tật vì không tin tưởng vào kết quả của biên bản giám định thương tật cũ (Hội đồng xét xử
2. Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật để làm gì?
Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật được dùng soạn thảo vói mục đích để đề nghị giám định lại thương tật. Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật nêu rõ những thông tin, nội dung đề nghị. từ đó xác định được % thương tật phục vụ mục đích của người làm đơn
3. Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o——
…., ngày …. tháng…. năm 2018
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT
(V/v: Xác định lại phần trăm thương tật đối với bị hại là ông/bà/anh/chị….)
– Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
– Căn cứ Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
Kính gửi: Hội đồng xét xử
(Thông tin Tòa án đang thụ lý vụ án)
Tên tôi là:……- là người đại diện của bị hại là ông/bà/anh/chị………(2)
Giấy Ủy quyền số ………(3)
Ngày …/…/……., Tòa án nhân dân quận ……….. đã thụ lý vụ án …………. theo hồ sơ …….. được chuyển lên từ Cơ quan điều tra, trong hồ sơ này có xác định tỷ lệ thương tật đối với bị hại là ông/bà/anh/chị ………. là ….% nên truy tố bị cáo …………. với tội danh ……… theo Khoản ……….Điều ………..
Căn cứ Điều 45, Điều 73, Điều 214, Điều 297, Điều 316
Kính mong Hội đồng xét xử xem xét giải quyết, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo:
– Giấy tờ, tài liệu, chứng minh
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền thông tin Tòa án đang thụ lý vụ án
(2): Điền tên người làm đơn
(3): Điền
(4): Điền nội dung đơn
5. Quy định của pháp luật về giám định lại
5.1. Giám định lại
Quy định tại Điều 211
– Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
– Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Giám định bổ sung, giám định lại
Tại Điều 29
– Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
– Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
– Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5.2. Trình tụt thủ tục về giám định lại
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định khi thuộc các trường hợp sau:
– Cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
– Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết.
– Nguyên nhân chết người.
– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
– Cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ,… xác định vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
– Xác định mức độ ô nhiễm môi trường.
Như vậy đối với trường hợp cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe là một trong những trường hợp bắt buộc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải ra quyết định trưng cầu giám định.
– Nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định thì người bị xâm phạm thân thể, sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan này phải trưng cầu giám định.
– Sau 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giám định, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
– Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lí do.
– Khi hết thời hạn trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định. (gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
– Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.
– Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoặc người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
Cơ quan, tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 09 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định.
Nếu hết thời hạn trên mà không thể xác định được việc giám định thương tật thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản kèm theo lý do.
Sau khi tiến hành giám định thương tật, cơ quan, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
Bước 3: Thông báo kết quả giám định
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Hình sự, kết luận giám định của cơ quan, tổ chức giám định phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.
Chi phí giám định thương tật sẽ được cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật trả cho cơ quan, tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định
5.3. Giám định lại trong trường hợp đặc biệt
Theo Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
5.4. Quy định về Giám định bổ sung
Theo Điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
– Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:
+ Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
+ Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
– Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
+ Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Điều luật quy định về giám định bổ sung. Giám định bổ sung là trường hợp giám định tiếp theo việc giám định lần đầu khi có những căn cứ luật định, cụ thể:
+ Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ. Đây là trường hợp kết luận giám định không đáp ứng về nội dung so với yêu cầu giám định nêu trong quyết định trưng cầu giám định.
+ Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã cố kết luận giám định trước đó.
Điều luật không yêu cầu việc giám định bổ sung phải do tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Do đó, việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định thực hiện hoặc do tổ chức, cá nhân khác thực hiện, tùy thuộc vào cơ quan trưng cầu giám định. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.