Xác định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn? Cách tính thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn góp? Kê khai thuế thu nhập cá nhân?
Thuế là một khoản thu bắt buộc vào ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định rõ ràng. Nộp thuế là quyền cũng như nghĩa vụ phải thực hiện của các chủ thể thuộc đối tượng đóng thuế theo quy định. Hiện nay, trong quá trình kinh doanh thường xảy ra trường hợp các nhà đầu tư muốn rút phần vốn đã góp bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho thành viên hoặc cho cá nhân, tổ chức khác. Các cá nhân có quyền chuyển nhượng vốn của mình trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Và pháp luật quy định đối với các cá nhân có được thu nhập từ việc chuyển nhượng này phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp này thì cá nhân phải thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định v một số vấn đề pháp lý liên quan đến thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
1. Xác định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
Theo khoản 4, Điều 2
– Thứ nhất: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh,
– Thứ hai: Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp là khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
– Thứ ba: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác là khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Đây là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật nên cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải thực hiện thủ tục kê khai thuế và nộp thuế theo quy định.
2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn góp:
Để biết cách tính thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn góp trước hết cần hiểu thuế thu nhập cá nhân là gì. Thuế thu nhập cá nhân được hiểu đơn giản là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân sẽ không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, chính bởi vì vậy mà trên thực tế ta nhận thấy rằng khoản thu thuế thu nhập cá nhân sẽ công bằng với mọi đối tượng và đã góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội. Ngày nay, thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty Hợp danh là thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể như sau:
– Công thức tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%.
Trong đó:
+ Thuế suất:
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
+ Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – (Giá mua + Các chi phí liên quan)
Cụ thể:
Giá chuyển nhượng: Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo
Giá mua: Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn. Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:
Đối với phần vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung. Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế .
Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.
– Các chi phí liên quan:
Các chi phí liên quan được trừ được hiểu là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:
+ Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
+ Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
+ Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
Lưu ý:
Trong trường hợp các doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ.
Đối với trường hợp các doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng cần phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
– Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm
– Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Sau khi đã tính xong thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn các chủ thể sẽ tiến hành kê khai thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước thời điểm làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.
3. Kê khai thuế thu nhập cá nhân:
3.1. Thời gian thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân:
Thời gian kê khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 6
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp: được khai theo từng lần phát sinh thu nhập.
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: được khai theo từng lần phát sinh thu nhập hoặc theo năm.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC thì:
– Cá nhân có phát sinh thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn có trách nhiệm thực hiện kê khai thuế trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Trường hợp cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được khai thuế theo năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
3.2. Nguyên tắc khai thuế thu nhập cá nhân:
Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, trừ chuyển nhượng chứng khoán, khi thực hiện kê khai thuế phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
– Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
– Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế.
Trách nhiệm khai và nộp thuế thu nhập cá nhân của các chủ thể từ chuyển nhượng vốn góp sẽ do cá nhân chuyển nhượng thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp khi các doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân đó theo đúng quy định pháp luật.
3.3. Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân:
Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm:
– Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo
– Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.
– Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
– Bản chụp chứng nhận vốn góp.
– Chứng từ gốc của các khoản chi phí.