Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Đối với ngành chăn nuôi khó khăn nào đã được khắc phục?
Mục lục bài viết
1. Đối với ngành chăn nuôi khó khăn nào đã được khắc phục?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa lan tràn trên diện rộng.
B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được bảo đảm.
Đáp án: D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp)
=> Vậy khó khăn đã được khắc phục trong ngành chăn nuôi là đảm bảo được nguồn thức ăn.
2. Những khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay:
– Biến đổi khí hậu và tác động môi trường
Ngành chăn nuôi là một trong những tác nhân chính góp phần vào nguồn khí thải nhà kính, gây suy thoái đất, ô nhiễm nước và mất môi trường sinh thái đa dạng. Biến đổi khí hậu đe dọa đến năng suất và độ bền của hệ thống chăn nuôi, cũng như sức khỏe và phúc lợi của con người và động vật. Ngành chăn nuôi cần áp dụng các hành động bền vững hơn như giảm cường độ phát thải, cải thiện hiệu suất thức ăn, nâng cao sức khỏe và phúc lợi động vật, và đa dạng hóa hệ thống sản xuất.
– Bệnh động vật và an toàn sinh học
Ngành chăn nuôi dễ bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện và lây lan của các bệnh động vật, chẳng hạn như dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng và bệnh lao gia súc. Những bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất động vật, thương mại, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Ngành chăn nuôi cần nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, chẳng hạn như cải thiện công tác giám sát, chẩn đoán, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh động vật, cũng như nâng cao sự hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan.
– Sở thích và nhu cầu cyar người tiêu dùng
Ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng, họ ngày càng nhận thức và quan tâm đến chất lượng, an toàn, dinh dưỡng và đạo đức của các sản phẩm động vật. Người tiêu dùng cũng tìm kiếm sự đa dạng, tiện lợi và cá nhân hóa trong việc lựa chọn thực phẩm. Ngành chăn nuôi cần đáp ứng những xu hướng này của người tiêu dùng, chẳng hạn như phát triển các sản phẩm và thị trường mới, cải thiện khả năng truy xuất và minh bạch, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thực phẩm, và giải quyết các vấn đề về phúc lợi động vật và trách nhiệm xã hội.
– Đổi mới và công nghệ
Ngành chăn nuôi đang đối mặt với cơ hội và thách thức từ đổi mới và công nghệ, điều này có thể thay đổi cách sản xuất, chế biến, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm động vật. Đổi mới và công nghệ có thể cung cấp giải pháp cho một số vấn đề mà ngành chăn nuôi đang đối mặt, chẳng hạn như nâng cao năng suất và hiệu quả, giảm tác động đến môi trường, cải thiện sức khỏe và phúc lợi động vật, và đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng. Ngành cần chấp nhận đổi mới và công nghệ, chẳng hạn như áp dụng các công cụ số hóa, công nghệ sinh học, chăn nuôi chuẩn xác, các nguồn protein thay thế và mô hình kinh tế vòng tròn.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người như:
A. Thịt
B. Trứng
C. Sữa
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa, … Cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm, vật nuôi
Câu 2. Chăn nuôi cung cấp sức kéo của:
A. Trâu
B. Bò
C. Ngựa
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Chăn nuôi cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, … phục vụ cho việc canh tác, tham quan du lịch.
Câu 3. Ngành chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ là:
A. Lông
B. Sừng
C. Da
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Cung cấp nguyên liệu như lông, sừng, da, xương cho các ngành công nghiệp nhẹ
Câu 4. Triển vọng của ngành chăn nuôi:
A. Chuyển sang hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
B. Chăn nuôi hữu cơ
C. Liên kết các khâu để tạo ra sản phẩm chất lượng.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Việt Nam đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chăn nuôi hữu cơ; liên kết giữa các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.
Câu 5. Chương trình giới thiệu mấy nghề phổ biến trong chăn nuôi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng: C
Giải thích: Chương trình giới thiệu 3 nghề phổ biến trong chăn nuôi
+ Nhà chăn nuôi
+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản
+ Bác sĩ thú y
Câu 6. Đặc điểm của nhà chăn nuôi là:
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi
B. Nghiên cứu về kĩ thuật nuôi dưỡng
C. Chăm sóc vật nuôi
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Nhà chăn nuôi nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.
Câu 7. Chương trình giới thiệu về nghề nào trong chăn nuôi?
A. Nhà chăn nuôi
B. Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản
C. Bác sĩ thú y
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Chương trình giới thiệu 3 nghề phổ biến trong chăn nuôi
+ Nhà chăn nuôi
+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản
+ Bác sĩ thú y
Câu 8. Đặc điểm của nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản:
A. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng
B. Tư vấn kĩ thuật chăm sóc thủy sản
C. Phát triển chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.
Câu 9. Đặc điểm của nhà chăn nuôi:
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.
B. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.
C. Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Nhà chăn nuôi: Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.
+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.
+ Bác sĩ thú y: Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
Câu 10. Đặc điểm của nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản:
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.
B. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.
C. Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ Nhà chăn nuôi: Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.
+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.
+ Bác sĩ thú y: Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
Câu 11. Đặc điểm của bác sĩ thú y:
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.
B. Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.
C. Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ Nhà chăn nuôi: Nghiên cứu về giống vật nuôi, kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.
+ Nhà tư vấn nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ và tư vấn các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thủy sản; phát triển các chính sách quản lí nuôi trồng thủy sản.
+ Bác sĩ thú y: Chăm sóc, theo dõi sức khỏe, chẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
THAM KHẢO THÊM: