Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm? Đối tượng và chủ thể của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm?
Kháng nghị phúc thẩm là thẩm quyền được nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân để kháng nghị đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của Tòa án cùng cấp và dưới cấp khi phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng để Tòa án cấp trên có thể xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Vậy Đối tượng và chủ thể của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
1.1. Khái niệm về kháng nghị phúc thẩm hình sự
Kháng nghị phúc thẩm hình sự được hiểu là quyền năng pháp lý xuất phát từ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự nước ta đó là bảo đảm hai cấp xét xử theo quy định của pháp luật
1.2. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự:
+ Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
+ Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án;
+ Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự;
+ Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
1.3. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự
Điều 234 và Điều 239
Ngoài ra, Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật về thời hạn kháng nghị được quy định là thời hạn ngày tiếp theo từ ngày tuyên án hoặc ra quyết định và thời điểm kết thúc là ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu là ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó.
1.4. Thủ tục bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm hình sự
Tại Điều 342. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Theo đó việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị được pháp luật quy định cụ thể như chúng tôi đã đưa ra như trên. Trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 234 của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, và thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo theo quy định của pháp luật
Ngoài ra trong trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, và kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.
Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, và kháng nghị theo quy định tại Điều 234 của Bộ Luật tố tụng hình sự quy định, thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo
2. Đối tượng và chủ thể của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
2.1. Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hình sự
Dựa theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thì đối tượng của kháng nghị phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Bản án, và quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật không phải là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm mà là đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm nếu phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; là đối tượng của kháng nghị tái thẩm nếu phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
2.1. Chủ thể của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật thì chủ thể của kháng nghị heo thủ tục phúc thẩm được xác định đó là Viện kiểm sát cùng cấp với toà án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và viện kiểm sát cấp trên trực tiếp của viện kiểm sát đó có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Việc kháng nghị của viện kiểm sát khi phát hiện ra những sai lầm, và phát hiện ra các thiếu sót của bản án, quyết định sơ thẩm không những là quyền hạn mà còn là trách nhiệm của viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có thể kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án hoặc quyết định đối với tất cả bị cáo và những người tham gia tố tụng khác hay chỉ với một số người theo quy định.
Viện kiểm sát có quyền yêu cầu tòa án giải quyết lại vụ án theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, tăng hay giảm mức bồi thường… cho phù hợp với pháp luật, đường lối, chính sách của Nhà nước và thực tế khách quan của vụ án căn cứ theo điều 336
Theo đó có thể đưa ra kết luận về chủ thể của kháng nghị đó là:
– Đối với phúc thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp sẽ có quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật.
– Đối với Giám đốc thẩm thì Chánh án
– Còn đối với Tái thẩm thì thẩm quyền kháng nghị thuộc về Viện trưởng của viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát Quân sự cấp trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao theo quy định.
Việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm phải đảm bảo thực hiện theo các trình tự và thủ tục do pháp luật về tố tụng hình sự quy định, đây là là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền để thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án và quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác có sự công bằng Và đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án được chính xác nhất theo quy định của pháp luật. Dựa trên các thông tin chúng tôi đã nêu ở trê có thể nắm bắt được các thông tin về thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự theo quy định.
Trên đây là thông tin về nội dung chúng tôi cung cấp về vấn đề Đối tượng và chủ thể của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dựa trên quy định của pháp luật hiện hành