Chỉ dẫn địa lý là một thuật ngữ tương đối mới ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy đối tượng nào sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 quy định chi tiết về các đối tượng không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thông qua Điều 80. Theo đó, các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bao gồm:
– Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của tất cả những người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý. Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 không quy định chi tiết về việc tên gọi chung của hàng hóa mà việc xác định một chỉ dẫn địa lý trở thành tên gọi chung cho sản phẩm hay không hoàn toàn dựa vào nhận thức, đánh giá của người tiêu dùng hoàn cảnh thực tê, môi trường sinh hoạt, tại những nơi sản phẩm đó được tiêu dùng và còn phải dựa vào các quy định của pháp luật gia và quốc tế. Đối với những chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung được sử dụng để gọi tên cho sản phẩm đó, nó sẽ mất hoàn toàn chức năng phân biệt nguồn gốc của hàng hóa, vì vậy sẽ không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trên thế giới đã có rất nhiêu chỉ dẫn địa lý gắn với một loại sản phẩm, do sự nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong thời gian dài, dần dần trở thành tên gọi sản phẩm đó. Khi trở thành tên chung, nó thiên về tên gọi tên cho sản phẩm đó hơn là chỉ dẫn để phân biệt nguồn gốc của hàng hóa;
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại các quốc gia mang chỉ dẫn đó, chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ theo pháp luật nước sở tại, hoặc chỉ dẫn đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với khoản 9 điều 24 Hiệp định TRIPs, thoả ước này không quy định nghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ, hoặc không có được sử dụng ở nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó. Đối với các chỉ dẫn địa lý của nước ngoài, điều kiện tiên quyết để được bảo hộ ở Việt Nam là chỉ dẫn phải đang được bảo hộ ở chính quốc gia xuất xứ của chỉ dẫn Đây là trường hợp loại trừ mà hầu hết luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý các nước đều quy định. Quy định này tác động trở lại đền việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Hiện nay chúng có khá nhiều chỉ dẫn có thể đủ điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhưng số lượng chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đã được bảo hộ ở trong nước còn rất ít. Nếu chỉ dẫn của Việt Nam chưa được đăng ký bảo hộ trong nước thì cũng không thể được bảo hộ ở nước ngoài;
– Chỉ dẫn địa lý bị trùng hoặc chỉ dẫn địa lý tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn đó được thực hiện trên thực tế thì sẽ gây ra/hoặc có khả năng sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm. Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ có ghi nhận, trong trường hợp tìm thấy nhẫn hiệu đang được bảo hộ trung hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục sở hữu trí tuệ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để có ý kiến về đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày ký thông báo, trong đó có nêu rõ quyền phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn hiệu;
– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch/gây hiểu nhầm/lầm tưởng cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực sự của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Trường hợp này loại trừ khả năng bảo hộ đối với những chỉ dẫn gây ra sự nhận thước sai lệch hoặc nhầm lẫn của công chúng về xuất xứ thật của hàng hóa. Như vậy, những chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng sản phẩm bắt nguồn từ một khu vực địa lý khác với xuất xứ thực sự của nó sẽ dễ dàng gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tiêu chí để xác định chỉ dẫn bị loại trừ trong trường hợp này là khả năng nhằm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm có thể xảy ra. Khả năng người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm có thể xảy ra. Như vậy có thể nói, quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng có thể là trường hợp sử dụng một chỉ dẫn sai lệch, hoặc có thể chỉ dẫn đó không sai lệch nhưng do sự trùng hợp với tên gọi của khu vực địa lý khác nhau, nên vẫn gây ra sự nhầm lẫn, trừ trường hợp người sử dụng chỉ dẫn địa lý nêu xuất xứ thực sự của sản phẩm.
Như vậy, trên đây là những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý.
2. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về các điều kiện cần phải đắp ứng đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Theo đó, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ các khu vực, vùng lãnh thổ, có nguồn gốc từ địa phương hoặc các nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó;
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mang những đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý tại khu vực, điều kiện tự nhiên tại các vùng lãnh thổ, tại địa phương hoặc các quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
3. Các hành vi xâm phạm đến chỉ dẫn địa lý:
Căn cứ theo quy định tại Điều 129 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có xác định về các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho các sản phẩm mặc dù có nguồn gốc, xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên sản phẩm đó không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về tính chất và chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Trong trường hợp này, việc sử dụng một dấu hiệu bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý nếu có các dấu hiệu sau đây:
– Có hành vi sử dụng dấu hiệu “trùng” với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
– Sản phẩm mang dấu hiệu không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, mặc dù cũng có nguồn gốc xuất xứ từ các khu vực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Một trong những điều kiện tiên quyết để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có tính chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ. Mặc dù căn cứ theo Điều 121 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định, nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức và cá nhân tiến hành sản xuất các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó lưu thông trên thị trường, tuy nhiên không có ý nghĩa rằng bất cứ người sản xuất nào tại địa phương có chỉ dẫn địa lý đó đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình. Để bảo vệ uy tín cho chị dẫn địa lý, pháp luật quy định về quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như chất lượng của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, hoàn toàn phải được đặt dưới sự quản lý giám sát chặt chẽ của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Thông qua quá trình kiểm soát chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó, sẽ góp phần loại bỏ những sản phẩm không đảm bảo được chỉ tiêu và chất lượng đã mặc định, mặc dù có nguồn gốc từ khu vực mang chỉ dẫn địa lý. Những sản phẩm không đảm bảo chất lượng còn có thể bị coi là hàng giả mạo căn cứ theo quy định tại Điều 213 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.