Đối tượng được thực hiện hoạt động quảng cáo tại Việt Nam? Đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại? Vai trò của hoạt động quảng cáo thương mại?
Trên nền phát triển của thương mại tại Việt Nam chúng ta có thể thấy rằng việc quảng cáo sẽ đi đôi với việc phát triển của kinh tế thị trường và nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Bởi lẽ, công nghệ thông tin phát triển thì kèm theo hình thức quảng cáo ngày càng phong phú thể hiện bằng nhiều hình thức như trên truyền thông có thể lan tỏa ở mọi nơi hoặc là phát tờ rơi,…chính vì vậy đã thu hút được nhiều người quan tâm. Mặt khác, quảng cáo cũng là hoạt động kinh tế bằng sự sáng tạo của mình. Vậy, theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
– Luật Quảng cáo năm 2018
1. Đối tượng được thực hiện hoạt động quảng cáo tại Việt Nam
Luật Quảng cáo năm 2018 quy định về quảng cáo như sau: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”
Theo quy định của
Theo quy định tại khoản 1 Điều 103
Như vậy, có thể phân loại thương nhân có quyền quảng cáo thành :
_ Thương nhân tự quảng cáo hàng hóa, dịch vụ của mình
_ Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hàng hóa cho thương nhân khác
Riêng đối với thương nhân nước ngoài khi thực hiện hoạt động quảng cáo lại có những quy định chưa hợp lí. Nếu như tại khoản 1, Điều 103, Luật Thương mại 2005 có quy định là chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động quảng cáo tại Việt Nam có quyền tự mình quảng cáo thì khoản 3 Điều 103 lại quy định “Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam”. Hai quy định này không thống nhất với nhau.
Chính sự không thống nhất này nên đến
“1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.”
Như vậy, đối với thương nhân nước ngoài khi tiến hành hoạt động quảng cáo pháp luật quảng cáo nước ta đã có những quy định riêng, chỉ khi hoạt động tại Việt Nam thì những đối tượng này mới được tự thực hiện quảng cáo. Khi không hoạt động tại Việt Nam thì không được phép.
2. Đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại có thể hiểu bản chất chính là một hoạt động quảng cáo, vì vậy, quảng cáo thương mại mang những đặc điểm chung của quảng cáo gồm:
+ Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền;
+ Quảng cáo mang tính đơn phương, chỉ có thông tin từ phía người quảng cáo;
+ Quảng cáo không chỉ dành riêng cho cá nhân đơn lẻ mà quảng cáo hướng tới toàn thể mọi người nhằm mục tiêu đã định của người quảng cáo;
+ Quảng cáo phải thông qua phương tiện trung gian để truyền tải thông tin đến các đối tượng.
Theo đó, hoạt động quảng cáo thương mại ngoài những đặc điểm chung nêu trên của hoạt động quảng cáo thì còn có các đặc điểm pháp lý sau:
– Thứ nhất, Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận.
– Thứ hai, về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng cáo để khuếch trương hàng hóa, dịch vụ của mình. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo cho mình và phải trả chi phí dịch vụ vì việc đó.
– Thứ ba, về cách xúc tiến thương mại. Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng.
– Thứ tư, mục đích trực tiếp của quảng cáo là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Như vậy, thông qua quảng cáo, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng hóa, dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vục của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng loại
3. Vai trò của quảng cáo thương mại
– Thứ nhất, đối với thương nhân:
Nhờ vào việc thực hiện quảng cáo, các thương nhân có thể đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, mở rộng thị phần của mình trên thị trường, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp bằng cách tạo ra một sự hiện diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng việc nâng cao tần suất và mật độ quảng cáo cho sản phẩm của mình của thương nhân.
Ngoài ra, quảng cáo còn góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng của thương nhân, giảm được một lượng lớn chi phí phải bỏ ra trong việc phân phối sản phẩm vì khách hàng sẽ tự tìm đến mua sản phẩm của thương nhân. Nếu các thương nhân làm tốt công việc truyền tải thông tin về sản phẩm, gây được ấn tượng tốt cho người tiêu dùng về sản phẩm của mình thì thương nhân đó có thể sẽ khai thác được thị trường đó một cách hiệu quả nhất.
Quảng cáo thương mại cũng giúp duy trì thương hiệu của thương nhân trong mắt người tiêu dùng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hình ảnh của thương nhân trước các thương nhân khác.
– Thứ hai, đối với người tiêu dùng:
Quảng cáo đem đến cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết về sản phẩm, dịch vụ; mang đến cho họ sự lựa chọn có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ hay không; giúp họ biết đến thương hiệu, giá cả, địa điểm mua bán sản phẩm…
Quảng cáo thương mại đã góp phần định hướng cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động quảng cáo mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ thông qua việc tiếp cận với các thông tin về sản phẩm từ quảng cáo thương mại.
– Thứ ba, đối với xã hội:
Quảng cáo là phương tiện truyền tải thông tin chủ yếu về hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Chính vì thế, khi nguồn thông tin quảng cáo được đưa tới khách hàng sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của họ, thương nhân sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, có thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao tổng sản phẩm quốc nội. Quảng cáo thương mại cũng góp phần hình thành nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng và thương nhân.
Hoạt động quảng cáo phát triển mạnh sẽ dẫn đến việc hình thành ngành nghề quảng cáo với tư cách là một hoạt động thương mại độc lập. Chính ngành nghề này sẽ thu hút được một lượng lớn lao động góp phần tạo ra thu nhập cho các thương nhân, người lao động hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước
Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như:
– Báo chí;
– Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác;
– Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ;
– Bảng quảng cáo, băng – rôn, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo;
– Phương tiện giao thông;
– Hội chợ, hội thảo, hội nghi, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao;
– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta có thể nhận thấy, quảng cáo có vai trò rất quan trọng trong việc chào bán mặt hàng của mình vì thương nhân kinh doanh có thể gián tiếp đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua, mở rộng thị phần của mình trên thị trường, nâng cao thương hiệu. Thông qua việc quảng cáo, người tiêu dùng sẽ có thể lựa chọn theo ý thích của mình mà không mất thời gian đến tận cơ sở để tham khảo, họ chỉ cần đến khi họ có nhu cầu xem và lựa chọn mặt hàng mà họ đang muốn mua.