Đối tượng được cấp thẻ nhà báo? Điều kiện và các tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo? Thủ tục đề nghị cấp thẻ nhà báo?
Hiện nay chúng ta đã nghe rất nhiều tới những người hoạt động trong nghề nhà báo, và ngay cả những người đang cộng tác với báo chí cụ thể ở một số nội dung có băn khoăn không biết điều kiện và các tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo pháp luật quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Người đang hành nghề luật sư thì có được cấp thẻ nhà báo không và ngược lại? Xin cảm ơn Luật sư! Trước đây tôi có thẻ hành nghề luật sư. Tôi có vào làm hợp đồng tại cơ quan báo chí 2 năm và được cơ quan duyệt cấp cho thẻ nhà báo. Vậy hiện nay tôi có thể dùng cả thẻ luật sư và thẻ nhà báo để hành nghề được không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26. Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của
c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Như vậy căn cứ theo quy định này chúng ta thấy rằng để cá nhân được cấp thẻ nhà báo họ phải nằm trong các đối tướng theo quy định cụ thể nhưu chúng tôi đưa ra trên điều luật trên. Quy định về đối tượng này là hoàn toàn hợp lý bởi với vai trò rất quan trong hiện nay nhất là trong thời đại truyền thông kỹ thuật số với sự “lên ngôi” của mạng xã hội, đội ngũ những người làm báo cần nâng cao trình độ lý luận chính trị, và còn cần phải nâng cao hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận và sử dụng hiệu quả những thành tựu của khoa học và thời kì của công nghệ, hơn thế đây còn là công nghệ thông tin để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị về nội dung tư tưởng và cách thức thể hiện phong phú, hấp dẫn. Theo đó nên ta thấy rằng việc quy định đối tượng được cấp thẻ nhà báo là hợp lý.
Theo như bạn trình bày, bạn đang hành nghề luật sư và có thẻ luật sư. Việc bạn có thẻ luật sư không ảnh hưởng đến việc cấp thẻ nhà báo của bạn, nếu bạn thuộc đối tượng và đáp ứng đủ các điều kiện trên thì bạn sẽ được cấp thẻ nhà báo.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo:
Căn cứ theo quy định tại điều 27. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo luật báo chí 2016 quy định cụ thể như sau:
* Trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật báo chí 2016 phải đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn:
Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
+ Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
+ Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
+ Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
Như vậy ta thấy pháp luật quy định cụ thể về các điều kiện và tiêu chuẩn xét cấp thẻ nhà báo mà công dân phả tuân theo, Theo quy định này chúng ta có thể thấy trên thực tế hiện nay dựa trên các hướng cụ thể để làm báo hiện nay đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với nhà báo và lao động báo chí là lao động mang tính đặc thù. Theo đó nên chúng ta cần phải đòi hỏi nhà báo phải có năng lực thực sự, đầu tiên có thể là phải có tư duy độc lập, sáng tạo, phải biết phân tích đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng khi muốn thông tin, phản ánh… Nên việc đầu tiên đó là cần phải đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn do pháp luật đề ra.
Căn cứ theo quy định như trên ta thấy đối với những người đã có thẻ nhà báo hoạt động tác nghiệp trong xã hội sẽ dễ dàng hơn với những người chưa có thẻ và theo đó họ ít bị gây khó dễ hơn và còn được hưởng thêm quyền lợi so với người chưa có thẻ khi tác nghiệp và thẻ nhà báo được cấp phải đứng theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định.
* Trường hợp theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 cần có những điều kiện và tiêu chuẩn:
Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
+ Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
+ Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
+ Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.
Như vậy căn cứ theo quy định này thì tùy từng trường hợp sẽ có những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn nhất định, trên thực tế ta thấy nếu muốn tác nghiệp hành nghề báo chí nhưng việc chưa có được tấm thẻ nhà báo trong tay gây cản trở rất nhiều đối với người hành nghề khi tác nghiệp và đối với những lần đi công tác phát hiện ra những đề tài mới, nóng muốn tác nghiệp ngay nhưng nếu không có thẻ nhà báo thì bắt buộc lại phải quay về tòa soạn xin
3. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo bao gồm:
– Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo do người được đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai theo mẫu; được người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo ký duyệt, đóng dấu;
– Bản sao bằng đại học, cao đẳng (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật báo chí) có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu);
– Bản sao quyết định tuyển dụng,
– Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo có chữ ký, đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) chính
4. Trình tự xin cấp thẻ nhà báo:
– Người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo duyệt hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo cho những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong cơ quan mình và chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo.
– Cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ nhà báo (bao gồm cả bản khai điện tử) trước ngày 01 tháng 11 và ngày 21 tháng 4 hàng năm và trước 120 ngày tính đến thời điểm thẻ nhà báo hết thời hạn sử dụng được quy định trên thẻ đến các cơ quan:
– Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ xét cấp thẻ nhà báo đối với hồ sơ và danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo hợp lệ.
– Bộ Thông tin và Truyền thông trực tiếp trao thẻ cho đại diện cơ quan báo chí ở trung ương và chuyển thẻ nhà báo đến Sở Thông tin và Truyền thông để trao cho cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy căn cứ trên thủ tục này để tiến hành theo quy trình cấp thẻ nhà báo theo quy định hiện hành và thực hiện nhanh chóng nhất thủ tục.