Đối tượng áp dụng của luật tố tụng dân sự Việt Nam? Hiệu lực thì hành của Bộ luật Tố tụng Dân sự?
Mỗi khi một Bộ luật hay một văn bản pháp luật nào đó ra đời thì đều có một đối tượng áp dụng cụ thể và những đối tượng được áp dụng tương ứng với những đối tượng trong xã hội và cần được sự quản lý của pháp luật. Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà các nhà làm luật sẽ nghiên cứu và soạn thảo ra các văn bản pháp luật để quy định về một vấn đề cần giải quyết để người dân dựa vào đó để tuân theo. Đối với bộ luật Tố tụng dân sự thì cũng không ngoại lệ bởi vì trong bộ luật này cũng có quy định về đối tượng áp dụng và hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự.
Tuy nhiên thì
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
1. Đối tượng áp dụng của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự đối với nhựng vụ án đã được Tòa án xét xử và ra bản án, quyết định hay đây còn được gọi là giai đoạn tố tụng thì đã phát sinh nhiều quạn hệ khác nhau giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan. Mặt khác, để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện được nhiệm vụ của mình, luật tố tụng dân sự Việt Nam đã điều chỉnh các quan hệ này bằng việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể khi tham gia quan hệ, buộc các chủ thể phải thực hiện các hành vi tố tụng của mình phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Từ đó, có thể thấy rằng, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì: Đổi tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa toà án, viện kiếm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sàn và người liên quan phát sinh trong tổ tụng dân sự. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì có thể nhân biết rằng các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tổ tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại:
Một là, các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;
Hai là, các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau;
Ba là, các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.
Từ đó, suy ra các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực hiện mục đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ. Không những thế mà các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự đa dạng, hình thành giữa các chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau. Đồng thời, toà án, cơ quan thi hành án dân sự là các chủ thể có vai trò mang tính quyết định đổi với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.
2. Hiệu lực thì hành của Bộ luật Tố tụng Dân sự
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng giống như quy định của các luật khác thì sẽ đều có quy định về hiệu lực thi hành của bộ luật. Chính vì vây, đối với Bộ luật này cũng không ngoại lệ, hiệu lực thi hành Bộ luật được quy định tại Điều 517 Bộ luật này và điều khoản này được hướng dẫn trực tiếp bởi
“Điều 517. Hiệu lực thi hành
1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Bộ luật này có liên quan đến quy định của
a) Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các Điều 43, 44 và 45 của Bộ luật này;
b) Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
d) Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ.
2. Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016″.
Dừa trên quy định được nêu ở trên thì có thể thấy, được rằng Bộ luật này sau khi được ban hành thì sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, bên cạnh đó thì pháp luật quy định tại Điều này có nhắc đến việc loại trừ một số điều luật quy định của Bộ luật này có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì sẽ có hiệu lực thi hành được nêu cụ thể đối vơí từng điều và tùy vào tình hình diễn biến của xã hội hiện hành. Điều này được quy định và có thể hiều như sau:
Thứ nhất, các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự có liên quan đến quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017:
– Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các điều 43, 44 và Điều 45 của Bộ luật này;
– Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
– Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ.
Thứ hai, Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2016, cụ thể:
Một là, về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu:
– Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân dân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.
Hai là, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết
Tuy nhiên, bên cạnh những điều luật cụ thể quy định về thời hiệu khởi kiện, Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp không áp dụng thời hiệu tại Điều 155: “Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Trường hợp khác do luật quy định.”
Như vậy, điểm mới trong quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chính là nguyên tắc: Tòa án chỉ áp dụng các quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, xong theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 517 BLTTDS 2015, khoản 3, 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì:
Quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 BLTTDS số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31/12/2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng quy định của BLTTDS số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.