Đội trưởng đội phòng cháy hưởng lương như thế nào? Các mức hỗ trợ, mức lương, mức trợ cấp của người có chức danh đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy?
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề chung về nhiệm vụ đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy
Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong
Đối với một số công việc đặc thù vì tính chất của nó thì còn được hưởng thêm các chính sách hỗ trợ, các khoản bồi dưỡng để khuyến khích tinh thần làm việc trong đó có công việc liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Công việc về phòng cháy chữa cháy là công việc mang tính chất nguy hiểm trong đó người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an, bao gồm:
– Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 17 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).
– Quyết định thành lập ban chỉ huy, ban tham mưu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư 140/2020/TT-BCA để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Quyết định hướng tấn công chính và bố trí lực lượng, phương tiện triển khai hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các bước triển khai thực hiện biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Phân chia khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chỉ định và phân công nhiệm vụ cho người chỉ huy các khu vực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Tổ chức bảo đảm điều kiện phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả công tác tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để kịp thời báo cáo lãnh đạo cấp trên theo quy định.
– Cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông về tình hình, kết quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Vì nhiệm vụ quan trọng đóng vai trò chủ chốt khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nên các cán bộ, đội viên phòng cháy chữa cháy nói chung sẽ có những khoản phụ cấp, bồi dưỡng, hỗ trợ để khuyến khích tinh thần làm việc của họ
2. Chế độ tiền lương của đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy
Đối với người lao động phòng cháy chữa cháy làm việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước ngoài mức lương chính theo chức vụ, vị trí việc làm thì còn được hưởng các mức hỗ trợ, theo Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy được quy định, cụ thể:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định về các chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
– Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
– Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng.
– Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.
– Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
– Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.
– Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
Mặt khác căn cứ theo Khoản 4 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về chế độ trong thời gian tham gia huấn luyện và bồi dưỡng như sau:
Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
Như vậy, cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở chỉ được hưởng chế độ, chính sách khi tham gia chữa cháy hoặc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, còn khi không tham gia chữa cháy hoặc huấn luyện, bồi bưỡng nghiệp vụ PCCC thì được hưởng lương theo chế độ làm việc và các khoản phụ cấp khác theo quy định của đơn vị, cơ sở.
Ngoài ra đối với đội trưởng hay đội phó phòng cháy chữa cháy cơ sở không chuyên trách còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên căn cứ theo Khoản 3, Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định về Chế độ chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành như sau:
“3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.”
Căn cứ theo điều 3
Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Chế độ của đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy cấp cơ sở
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào. Em hiện tại đang là đội trưởng đội PCCC của 1 công ty thuộc khối doanh nghiệp FDI, Theo: khoản 3, Điều 35, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ: “3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng”. Thì em sẽ được trợ cấp hàng tháng là 0.2 lương tối thiểu, tuy nhiên em không hiểu lương tối thiểu áp dụng cho em ở đây là bao nhiêu (Nếu lương cơ bản em đang phải đóng các loại thuế là 8.000.000vnd)?
Luật sư tư vấn:
Khoản 3, Điều 35 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định về Chế độ chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành như sau:
“3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng”.
Luật sư
Căn cứ theo điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:
Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bạn là đội trưởng đội PCCC ngoài việc được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp khác thì bạn sẽ được hỗ trợ thường xuyên và mức hỗ trợ này sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.