Đòi nợ bằng cách đe dọa buộc đưa tiền thì có chịu trách nhiệm hình sự không? Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cướp tài sản.
Đòi nợ bằng cách đe dọa buộc đưa tiền thì có chịu trách nhiệm hình sự không? Trách nhiệm hình sự đối với hành vi cướp tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông Lai mượn bà Hiền 20 triệu đồng và hẹn 3 tháng sau trả nhưng đến hẹn chưa trả nợ. Ngày 4/5/2016 ông Thành trả nợ cho vợ ông Lai – Thắm 200 triệu tại văn phòng công chứng A thì bà Hiền cùng người thân đến ngăn cản không cho bà Thắm ra khỏi văn phòng. Sau đó bà Hiền đánh bà Thắm để giật giỏ tiền và con trai bà Hiền dùng kéo đe dọa thì ông Lai giật giỏ và lấy 20 triệu trả cho bà Hiền. Vậy số tiền 20 triệu đó xử lý ra sao? 20 triệu đó trả cho ai là đúng?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, trong vụ việc này tồn tại hai quan hệ độc lập: ông Lai vay tiền của bà Hiền và ông Thành vay tiền của bà Thắm hoặc vợ chồng ông Lai bà Thắm. Qua thông tin vụ việc bạn trình bày thì hoàn toàn không có sự thỏa thuận nào về việc ông Thành chuyển 20 triệu đồng trong số tiền vay 200 triệu đồng cho bà Hiền với tư cách “gán nợ” cho khoản tiền ông Lai vay bà Hiền.
Sau khi hoàn thành các thủ tục thì số tiền 200 triệu ông Thành trả cho bà Thắm tại Văn phòng công chứng A sẽ thuộc sở hữu của bà Thắm (Hoặc thuộc sở hữu của vợ chồng ông Lai, bà Thắm). Do đó, số tiền 20 triệu mà ông Lai lấy ra từ trong giỏ đưa cho bà Hiền là tài sản thuộc sở hữu của bà Thắm và số tiền này cần được trả lại cho bà Thắm.
Trên cơ sở đó, việc bà Hiền cùng người thân có những hành vi dùng vũ lực -đánh bà Thắm và đe dọa dùng vũ lực- dùng kéo đe dọa ông Thành và bà Thắm để “đòi nợ” là những hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 1999:
“Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, quan hệ giữa ông Lai và bà Hiền sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, ông Lai có nghĩa vụ trả đầy đủ tiền nợ gốc và tiền lãi theo thỏa thuận cho bà Hiền. Nếu hai bên không có thỏa thuận cụ thể, nghĩa vụ của ông Lai được quy định Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”