Ủy ban xây dựng chợ cho dân nhưng lại xây chiếm trên phần diện tích đi chúng. Vậy chúng tôi có đòi được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay xã tôi có một dự án xây dựng chợ do huyện đầu tư nhưng chợ này là để đền bù chợ cho xã cũng như người dân chúng tôi nhưng lại xây dựng chiếm luôn đường dân sinh của chúng tôi. Đường dân sinh này là cả thôn sử dụng để đi làm đồng và sinh hoạt hiên giờ đang bị chợ lấn và làm vỉa hè. Từ lúc đó chúng tôi muốn đi đâu cũng phải đi nhờ đường của chợ. Luật sư cho tôi hỏi: chúng tôi có thể làm gì để đòi lại con đường này?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Như bạn đã trình bày ở trên, đường dân sinh này là cả thôn sử dụng để đi làm đồng và sinh hoạt hiện giờ đang bị chợ lấn và làm vỉa hè. Từ lúc đó muốn đi đâu cũng phải đi nhờ đường chợ. Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành:
Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại Điều 273 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”.
Đồng thời, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề quy định:
“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác…
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới với các thửa đất liền kề
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của khoản 2 điều này mà không có đền bù.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp hai bên đã thương lượng về lối đi, mà một bên vẫn không đồng ý, bên kia có thể giải quyết tranh chấp về lối đi theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đất đai 2013, như sau:
– Gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) nơi có đất tranh chấp:“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác” (Điều 202 Luật Đất đai 2013)
– Do đây là đường dân sinh chung do cả thôn sử dụng để đi làm đồng và sinh hoạt nên không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này. Vì vậy nếu tranh chấp đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên không đồng ý sẽ giải quyết tranh chấp theo Điều 203 Luật Đất đai 2013,
“…a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Xem thêm: Lối đi chung ghi trong sổ đỏ là đất của ai?
Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên để
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.