Đòi lại đất được thừa kế nhưng không chia cách đây hơn 30 năm được không? Đòi lại quyền sử dụng đất đang tranh chấp.
Tóm tắt câu hỏi:
Trước kia khi ông ngoại tôi chết không có để lại di chúc. Ông ngoại tôi có 1 mảnh đất và có 1 người con trai(cậu tôi) và mẹ tôi hiện nay. Do nghỉ chị em nên sau khi chết mẹ tôi để mảnh đất đó cho cậu tôi sử dụng đến nay hơn 30 năm. Trong thời gian sử dụng câu tôi đã lập giấy tờ mảnh đất đó đứng tên của cậu tôi. Hỏi nay mẹ tôi muốn đòi lại quyền sử dụng mảnh đất đó như thừa kế có được không??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015:
“Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Vì ông ngoại bạn chết không để lại di chúc vì vậy sẽ chia thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, mẹ của bạn có quyền được hưởng phân chia di sản là bất động sản. Tuy nhiên căn cứ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu thừa kế:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
>>> Luật sư tư vấn về kiện đòi tài sản qua tổng đài: 1900.6568
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu khởi kiện chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Cụ thể ở đây, em trai của mẹ bạn đã sử dụng và quản lý hơn 30 năm. Vậy nên, mẹ bạn đã hết thời hiệu yêu cầu phân chia tài sản thừa kế.