Kể từ khi sự kiện nuôi con nuôi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, đã giao nhận con nuôi giữa cha mẹ nuôi thì đã chuyển giao đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con. Chính vì vậy, yêu cầu thay đổi về họ tên, dân tộc nhận luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy, pháp luật có cho phép đổi họ cho con khi nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được đổi họ cho con khi nhận con riêng của vợ làm con nuôi:
Theo pháp luật hiện hành thì việc nhận con nuôi cũng có thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế, trong đó có ghi nhận cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột là các đối tượng có quan hệ huyết thống với người được nhận làm con nuôi nên được xác định là đối tượng ưu tiên đầu tiên trong việc nhận nuôi con nuôi, đảm bảo tôn trọng quyền trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc của mình.
Kể từ khi xác lập quan hệ cha, mẹ con thì tính từ thời điểm làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cha mẹ nuôi có toàn quyền thay thế quyền nghĩa vụ của cha mẹ đẻ nên những quy định về việc thay đổi, bổ sung cũng là quyền lợi chính đáng khi cha mẹ nuôi nhận con. Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong các trường hợp dưới đây:
– Có thể tiến hành thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
– Nếu cha mẹ nuôi có mong muốn thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi thì hoàn toàn được pháp luật chấp thuận;
– Đối với trường hợp người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ thì cũng có thể điều chỉnh thông tin;
– Có thể thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
– Khi người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình nếu có mong muốn thay đổi thông tin trên giấy khai sinh cũng được xem xét thực hiện;
– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
– Đồng thời cũng có thể tiến hành việc thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Có thể thấy rằng, trong những trường hợp trên việc cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hoàn toàn có thể thực hiện việc thay đổi họ của con, nếu con đã trên 9 tuổi thì phải tôn trọng ý kiến con và phải được sự chấp thuận của người con nuôi.
2. Thủ tục thực hiện việc đổi họ cho con khi nhận con riêng của vợ làm con nuôi:
Khi có nhu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch thì cá nhân cần thực hiện theo thủ tục đã được quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
– Về giấy tờ cần chuẩn bị để nộp: Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch thể hiện rõ nguyện vọng của mình;
– Tiếp nhận hồ sơ đề nghị: Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền xem xét và chấp thuận yêu cầu. Theo quy định thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật này, nếu nhận thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan thì cá nhân đang là công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu;
Còn trong trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến nội dung được ghi nhận trong Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn;
Để đảm bảo sự chính xác trong việc thực hiện thay đổi, cải chính hộ tịch thì thời gian để xác minh thông tin có thể được đề xuất, nhưng cũng không được quá 03 ngày làm việc.
– Cá nhân hoàn toàn có thể thực hiện việc yêu cầu thay đổi đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi không đăng ký hộ tịch trước đây. Theo đó, để giải quyết đề nghị này thì Uỷ ban nhân dân cấp xã không phải nơi đăng ký hộ tịch sẽ tiến hành thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch gửi đến Uỷ ban nhân nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để thực hiện thủ tục này, hoàn tất việc ghi vào Sổ hộ tịch;
Xét đến trường hợp, cá nhân từng thực hiện đăng ký hộ tịch trước đây tại Cơ quan đại diện thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã phải tiến hành thông báo bằng văn bản, đồng thời sẽ gửi kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch;
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; thực hiện các hoạt động nhằm bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
3. Hướng giải quyết khi cán bộ tư pháp hộ tịch gây khó khăn trong thủ tục đổi họ của bố dượng cho con nuôi?
Hiện nay, cá nhân để trở thành cán bộ tư pháp hộ tịch cũng phải có đủ những tiêu chuẩn đã được ghi nhận trong pháp luật về cán bộ, công chức, trong quá trình làm việc cũng phải giữ đúng chuẩn mực, tác phong làm việc, hỗ trợ người dân. Căn cứ theo Điều 83
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi, lời nói thể hiện sự cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đăng ký hộ tịch;
– Nếu có hành vi nhận hối lộ sẽ bị xử lý nghiêm minh;
– Lợi dụng chức vụ của mình để gây khó khăn cho người dân, tự ý thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch;
– Gây khó khăn trong việc tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của Nghị định này khi đăng ký hộ tịch;
– Vì mục đích riêng của cá nhân cố tình làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;
– Thậm chí còn thực hiện hành vi cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.
Nếu người dân đi thực hiện thủ tục thay đổi họ của con nuôi sang họ mình mà bị gây khó khăn, sách nhiễu thì có thể tiến hành kiện việc khiếu nại đối với hành vi vi phạm của Cán bộ Tư pháp hộ tịch. Việc giải quyết khiếu nại đầu tiên sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ Tư pháp hộ tịch trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Khi tiếp nhận đơn khiếu nại của người dân thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải tiến hành thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết về việc mình đã tiếp nhận thụ lý giải quyết. Nếu từ chối giải quyết thì phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu được lý do chính đáng;
Hiện nay thời gian để giải quyết khiếu nại có sự khác nhau giữa các vùng miền thông thường sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý còn đối với những khu vực vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời gian sẽ không quá 45 ngày. tạm biệt đối với những vụ việc có thể kéo dài lên đến 60 nếu có những tình tiết phức tạp cần được xác minh. Việc giải quyết khiếu nại lần 1 tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải được lập thành văn bản.
Trong vòng 30 ngày tính từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định mà đơn khiếu nại của người dân không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý thì có thể tiến hành khiếu nại lần 2 lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thậm chí có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Riêng đối với khu vực vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nêu trên sẽ được kéo dài hơn nhưng cũng không được vượt quá 45 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Nuôi con nuôi 2010;
–
THAM KHẢO THÊM: