Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, không hiếm gặp những trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai của nhiều người liên quan đến những tình tiết có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện hoạt động đối chất giữa những người này và tiến hành lập biên bản đối chất.
Mục lục bài viết
1. Đối chất là gì?
Đối chất là biện pháp điều tra do Điều tra viên tiến hành khi có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn để xác định sự thật vụ án.
Điều luật không quy định cụ thể “có mâu thuẫn trong lời khai” của người nào thì tiến hành đối chất, điều này được hiểu sẽ được đưa ra đối chất giữa những người tham gia tố tụng mà trước đó đã lấy lời khai của họ. Không thể có đối chất giữa những người chưa có lời khai. Như vậy, việc đối chất có thể được tiến hành giữa bị can với bị can, giữa bị can với người bị bắt, bị tạm giữ, người làm chứng, bị hại; giữa bị hại với người làm chứng; giữa những người làm chứng với nhau…Nhưng biện pháp đối chất chỉ thực hiện khi đã tiến hành các hoạt động điều tra khác mà vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn trong các lời khai.
Điều 189 BLTTHS 2015 quy định đối chất. Đối chất là biện pháp điều tra được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên thực hiện dưới hình thức cho hai hay nhiều người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đã được khởi tố, cùng một lúc tham gia tranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người tiến hành tố tụng nhằm làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ, qua đó xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án.
Thực tiễn giải quyết án cho thấy, việc nhận thức và áp dụng biện pháp đối chất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng còn có những quan điểm khác nhau, chưa thống nhất về vấn đề có cần thiết phải tiến hành đối chất hay không? Đây là cơ sở thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu để có nhận thức đúng và thống nhất đối với biện pháp đối chất trong hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự.
Khi đã yêu cầu đối chất mà Điều tra viên không thực hiện hoặc kết quả đối chất chưa rõ hoặc sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên tiến hành đối chất.
Mục đích của việc đối chất là nhằm giải quyết mâu thuẫn, xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án, có thể cho đối chất giữa bị can này với bị can khác, giữa bị can với bị hại, giữa bị hại với người làm chứng.
– Đối chất trong tiếng anh là Confront
– Định nghĩa đối chất trong tiếng Anh được hiểu là:
Confrontation is an investigative measure carried out by an investigator or a procurator in the form of two or more procedure participants in a criminal case that has already been prosecuted, and at the same time participate in debates and interrogation. each other under the direct guidance of the procedure-conducting persons in order to clarify the contradictory circumstances in their previous testimony, thereby determining the correctness of the testimony between two or more persons in order to find out the truth of the two or more persons. case.
– Một số từ vựng tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực như:
- Luật sư tranh tụng (tiếng Anh là barrister)
- Luật sư tư vấn (tiếng Anh là solicitor/advising lawyer)
- Thi hành án (tiếng Anh là judgment execution)
- Tiến hành xét xử (tiếng Anh là conduct a case)
- Truy cứu trách nhiệm (tiếng Anh là bring into account)
- Thẩm tra (tiếng Anh là examine)
- Đối chất (tiếng Anh là cross-examination)
- Lời khai (tiếng Anh là deposition)
- Bị cáo (tiếng Anh là defendant)
- Người bị hại (tiếng Anh là victim)
- Nhân chứng (tiếng Anh là witness)
- Vụ án (tiếng Anh là case)
- Án mạng (tiếng Anh là murder)
2. Quy định về việc tiến hành đối chất:
2.1. Về điều kiện tiến hành đối chất:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 BLTTHS năm 2015: ‘‘Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải
BLTTHS 2015 bổ sung quy định về điều kiện tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo tại khoản 6 Điều 421; với trường hợp đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo thì BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể điều kiện: Chỉ cho phép người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành đối chất nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án. Quy định này nhằm bảo vệ, tránh gây tổn thương cho bị hại là người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự, nhất là bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục.
2.2. Về nội dung buổi tiến hành đối chất:
Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất để họ xác định có biết nhau hay không, có quan hệ với nhau như thế nào, sau đó hỏi họ về những tình tiết đang còn có mâu thuẫn cần làm sáng tỏ. Điều tra viên để cho từng người tự trình bày lời khai của mình, có thể hỏi từng người xen kẽ trong quá trình đối chất. Trong trường hợp cần thiết Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, đồ vật, tài liệu và có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi nhau về những vấn đề còn mâu thuẫn.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong hoặc trả lời xong các câu hỏi, Điều tra viên mới được nhắc lại những lời khai trước của họ để đảm bảo tính khách quan của lời khai. Sau khi nhắc lại những lời khai trước đó của họ, Điều tra viên có thể yêu cầu họ giải thích về những mâu thuẫn với lời khai trước.
Tất cả các câu hỏi của Điều tra viên, câu hỏi và câu trả lời của người tham gia đối chất đều phải được ghi vào biên bản. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 BLTTHS 2015.
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.
Để đối chất được khách quan, xác định được sự thật vụ án, trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải
3. Quy định về việc lập biên bản đối chất:
Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Điều tra viên phải hỏi từng người tham gia đối chất về mối quan hệ giữa họ với tất cả mọi người khác (người này có biết người kia không, vì sao mà biết, ai giới thiệu cho họ biết…). Sau đó:
Điều tra viên hỏi về những sự việc, tình tiết cần làm sáng tỏ. Điều tra viên có thể cho từng người tự trình bày lời khai của mình; có thể hỏi xen kẽ trong quá trình đang đối chất; hỏi thêm từng người.
Trong trường hợp cần thiết, Điều tra viên có thể cho hai người tham gia đối chất hỏi nhau, chất vấn nhau về các vấn đề còn mâu thuẫn.
Những câu hỏi và trả lời phải được ghi đầy đủ vào biên bản.
Theo quy định tại Điều luật, chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã trả lời những câu hỏi của Điều tra viên hoặc đã hỏi và trả lời nhau xong, Điều tra viên mới được nhắc lại những lời khai báo trước đây của họ. Điều này nhằm bảo đảm tính khách quan. Sau khi nhắc lại lời khai trước đây, Điều tra viên có thể yêu cầu họ giải thích thêm về những mâu thuẫn so với lời khai trước đây. Tất cả những điều đó phải được ghi rõ trong biên bản đối chất.
Để đảm bảo tính khách quan khi tiến hành đối chất, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Trong trường hợp này khi bắt đầu tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho những người tham gia đối chất biết và khi kết thúc phải phát lại băng ghi âm, ghi hình nội dung đối chất để Điều tra viên và những người tham gia đối chất cùng nghe và ký xác nhận vào biên bản đối chất.
Điều tra viên có thể yêu cầu những người đối chất phát biểu ý kiến, nói rõ lý do thay đổi lời khai (nếu có).
– Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự. Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho những người có mặt cùng nghe và giải thích cho những người tham gia đối chất quyền của họ được bổ sung và nhận xét về biên bản. Những thủ tục này cùng với những nhận xét của người tham gia đối chất phải được ghi rõ vào biên bản.
Biên bản đối chất phải được tất cả những người có mặt cùng ký. Trong trường hợp có người tham gia đối chất từ chối ký vào biên bản thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Nếu có những điểm yêu cầu sửa chữa, bổ sung thì Điều tra viên, phải ghi bổ sung và phải được người đề nghị bổ sung, sửa đổi ký xác nhận. Nếu có người đối chất không biết chữ thì Điều tra viên yêu cầu họ điểm chỉ vào biên bản ở phần dành cho chữ ký của họ.
Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, nếu thấy vẫn còn mâu thuẫn trong các lời khai mà thấy cần thiết phải tiếp tục làm sáng tỏ thì Kiểm sát viên có thể cho tiến hành đối chất. Trình tự, thủ tục do Kiểm sát viên tiến hành đối chất được tiến hành như trường hợp Điều tra viên đối chất.
Nhận thức đúng và đầy đủ về biện pháp đối chất có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn, có nhận thức đúng thì việc áp dụng mới đạt hiệu quả để giải quyết vụ án, nếu nhận thức không đúng thì dẫn đến việc áp dụng tùy tiện gây tốn kém về thời gian và công sức cho những người tiến hành tố tụng.