Doanh nghiệp thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng. Trình tự, thủ tục để doanh nghiệp thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất.
Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng hoặc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng là một hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp. Giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất phát sinh từ giao dịch tín dụng, theo đó doanh nghiệp dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên thứ ba với tổ chức tín dụng quy định trong
Thông thường doanh nghiệp sẽ phối hợp với tổ chức tín dụng để thực hiện theo thủ tục ký kết hợp đồng thế chấp như sau:
– Kiểm tra, xác nhận tính pháp lý của tài sản theo quy định của Luật đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014;
– Kiểm tra thực địa, khảo sát, đo đạc;
– Tiến hành định giá tài sản;
– Giao nhận bản gố giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp theo quy định của Luật đất đai 2013;
– Lập và ký hợp đồng thế chấp giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tại tổ chức hành nghề công chứng;
– Tiến hành việc đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất.
>>> Luật sư
Trong trường hợp doanh nghiệp là bên có nghĩa vụ thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp theo quy định tại Nghị định 83/2010/NĐ-CP như sau:
– Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Điều 47) là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
– Việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được đặng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký và thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký (Điều 4).
– Doanh nghiệp đăng ký phải kê khai chính xác, đúng sự thật phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và kê khai đầy đủ các mục thuộc diện phải kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký; lập hồ sơ đăng ký đầy đủ và không được giả mạo giấy tờ. Doanh nghiệp yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phải nộp lệ phí đăng ký.
– Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi hợp lệ (ĐIều 7);
– Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký bao gồm: Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; Rút bớt tài sản bảo đảm; Bổ sung tài sản bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới; Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành…
– Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đăng ký; Gửi qua đường bưu điện; Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản
– Về hồ sơ, thủ tục đăng ký, thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định tại Điều 28,29 Nghị định 83/2010/NĐ-CP.
– Người yêu cầu đăng ký và các bên liên quan đến giao dịch bảo đảm đã đăng ký có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp bản sao văn bản đó cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu.