Trong cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam, ngoài các đơn vị thường trực thực hiện hoạt động chức năng, chuyên môn còn có các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là gì? Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là gì?
Theo giải thích tại khoản 2, Điều 2 Nghị định 47/2021/NĐ-CP: “Doanh nghiệp quốc phòng an ninh là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh quy định tại Khoản 5 Điều 217
Thứ nhất, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước, mà theo giải thích tại Luật Doanh nghiệp thì đây là doanh nghiệp thuộc: “các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.“. Việc xác định doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước là điều dễ hiểu do đây là doanh nghiệp trực thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Công an.
Thứ hai, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của doanh nghiệp quốc phòng, anh ninh là phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, củng cố vai trò vị trí của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải đáp ứng các điều kiện luật định. Cụ thể tại Khoản Điều 13, Nghị định 47/2021/NĐ-CP ghi nhận 03 điều kiện cơ bản:
– Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Theo điều kiện này, doanh nghiệp quốc phòng an ninh chỉ được tồn tại dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do “tổ chức” làm chủ sở sở hữu. Điều này sẽ tác động tới cơ cấu tổ chức cũng như một số vấn đề pháp lý của doanh nghiệp này cũng được quy định như các doanh nghiệp thông thường.
– Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục 1 về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này. Ví dụ: Sản xuất thuốc nổ, vật liệu nổ phục vụ quốc phòng, an ninh; Sản xuất hóa chất và vật tư hóa chất chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh;….Hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp quốc phòng an ninh khá đặc thù, phục vụ cho các việc sử dụng, chiến đấu.
2. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh:
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được xác định dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 47/2021/NĐ-CP, theo đó: “Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.“. Như đã nói, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước, do vậy, việc xác định mô hình nào dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ công an, Bộ quốc phòng quyết định, theo đúng quy định tại Điều 90 Luật Doanh nghiệp, cụ thể:
“Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
1. Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
2. Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.“
Phân tích các chức danh trong cơ cấu tổ chức nêu trên như sau:
– Chủ tịch công ty do Bộ Quốc phòng, Bộ Công bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, nhiệm kỳ là không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Chủ tịch công ty có quyền hạn rất lớn và nghĩa vụ cũng rất nặng nề, đó là việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chấp thuận. Vai trò của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chủ yếu là điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và được pháp luật ghi nhận các quyền, nghĩa vụ để thực hiện nhiệm vụ đó. Giám đốc, Tổng Giám đốc để được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp.
– Hội đồng thành viên có từ 03 đến 07 thành viên, do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cáo nhất, là cơ quan tập thể. Sự ra đời của Chủ tịch công ty hay Hội đồng thành viên ở hai mô hình khác nhau nhưng lại có tư cách và vị trí pháp lý tương đương nhau.
– Ban kiểm soát. Căn cứ quy mô của công ty, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Ban kiểm soát có vai trò cực kỳ quan trọng thực hiện các quyền và nghĩa vụ luật định nhằm giám sát, đánh giá, báo cáo. Hoạt động của Ban kiểm soát có ý nghĩa trong việc dự đoán rủi ro và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
3. Thực tế tổ chức bộ máy của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh:
Thực tế, các quy định về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được quy định đầy đủ, cụ thể theo quy định về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp, điều này cũng dễ hiểu bởi doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước mà không cần thiết phải quy định riêng ở một phần nào cả. Bằng việc quy định rõ về cơ cấu tổ chức buộc doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải thực hiện nghiêm chỉnh đảm bảo tính hợp pháp trong sự ra đời, tồn tại, hoạt động bền vững và hiệu quả.
Qua các giai đoạn phát triển, doanh nghiệp quốc phòng an ninh nói chung luôn phát huy vị trí vai trò của nó, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt đống vai trò quyết định, giữ vững và phát triển năng lực sản xuất quốc phòng, cung cấp vũ khí trang bị cho quân đội chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Sự tồn tại của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trong nền kinh tế thị trường vẫn là một tất yếu khách quan.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đầu tư của nhà nước của Bộ quốc phòng, Bộ công an còn nhiều hạn chế, song doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển. Cùng với doanh nghiệp Nhà nước khác góp phần quan trọng vào thành tựu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là lực lượng quan trọng bảo đảm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho quốc phòng, an ninh, thực hiện chính sách xã hội góp phần khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. Doanh nghiệp ngày càng thiết ứng với cơ chế thị trường, năng lực sản xuất tiếp tục tăng, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, hiệu quả và sức cạnh tranh trong nội bộ từng bước nâng lên, đời sống của người lao động từng bước được cải thiện.
Sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đã đòi hỏi luôn phải có sự đổi mới chế độ quản lý với nó. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là một tất yếu.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.