Chế độ kế toán không chỉ ghi chép, phân loại, báo cáo thông tin tài chính, mà còn yêu cầu người thực hiện hoạt động này tuân thủ tiêu chuẩn, đảm bảo tính minh bạch và độ chính xác cao. Hoạt động này hỗ trợ tích cực cho việc cung cấp thông tin hỗ trợ quản lý doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vậy doanh nghiệp nước ngoài áp dụng chế độ kế toán nào?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp nước ngoài áp dụng chế độ kế toán nào?
Từ trước đến nay, kế toán ở doanh nghiệp thường phức tạp, gây nhiều khó khăn cho cá nhân thực hiện công việc này, nên chế độ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài thì càng phức tạp hơn nữa và yêu cầu nhiều nghiệp vụ hơn so với công ty có hoàn toàn vốn Việt Nam. Dịch vụ kế toán cho công ty nước ngoài gồm những nghiệp vụ kế toán thông thường theo đúng quy định hiện hành như: báo cáo và kê khai thuế, lập báo cáo quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính hàng tháng, hàng năm và quyết toán cuối năm, làm sổ sách kế toán,.. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chế độ kế toán được áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài sẽ thực hiện ra sao? Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đưa ra thông tin, cơ sở để có thể thực hiện chế độ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán thì chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể, chế độ này phải được ban hành bởi cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền thì mới có hiệu lực áp dụng trên thực tế;
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư
– Đối với hệ thống tài khoản kế toán
+ Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, đồng thời hoạt động này cũng cần phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng;
+ Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện;
+ Pháp luật hoàn toàn cho phép doanh nghiệp mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có quu định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 – Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận;
Đối với trường hợp Công ty muốn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán nước mình để phù hợp và thống nhất với hoạt động quản lý của tập đoàn, Công ty cần soạn thảo văn bản đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận thì mới được áp dụng trên thực tế.
Như vây, công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng thành lập ở Việt Nam có thể tiến hành hạch toán kế toán theo chế độ kế toán của Việt Nam. Chế độ kế toàn này được sử dụng vẫn đảm bảo được chức năng là theo dõi, phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nước ngoài nhỏ và vừa:
Liên quan đến chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thể hiện đầy đủ trong Thông tư
Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Có thể kể đến 03 nguyên tắc chung để thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp trong quy định của Thông tư
– Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn toàn có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư
– Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
– Thứ ba, trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo Thông tư 133 thì được áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.
3. Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài:
Căn cứ Điều 10 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 53/2016/TT-BTC thì nhà thầu nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc cư trú tại Việt Nam mà cơ sở thường trú hoặc cư trú không phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân thì thực hiện chế độ kế toán tại Việt Nam như sau:
– Bộ Tài chính có vai trò quan trọng trong việc ban hành chế độ kế toán cho các nhà thầu có đặc thù áp dụng riêng cho nhà thầu;
– Đối với trường hợp các nhà thầu không có Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành riêng thì được lựa chọn áp dụng đầy đủ chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hoặc vận dụng một số nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình;
– Trường hợp nhà thầu lựa chọn áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện nhất quán cho cả niên độ kế toán;
– Theo quy định thì trách nhiệm của nhà thầu trong hoạt động này là phải thông báo chế độ kế toán áp dụng không chậm hơn 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chính thức hoạt động tại Việt Nam. Nếu có phát sinh sự kiện là thay đổi thể thức áp dụng Chế độ kế toán, thì nhà thầu phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế không chậm hơn 15 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi;
Đối với mỗi giao dịch, hợp đồng nhận thầu thì nhà thầu nước ngoài phải kế toán chi tiết theo từng trường hợp cụ thể để làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế;
Trường hợp Nhà thầu nước ngoài áp dụng đầy đủ Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam nhưng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi thì phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 9 Thông tư 200/2014/TT-BTC và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trách nhiệm của Bộ Tài chính khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ là trong vòng 15 ngày làm việc, trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài về việc đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
– Thông tư số 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
THAM KHẢO THÊM: