Nộp hồ sơ khai thuế là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ của người nộp thuế, trong đó có doanh nghiệp. Vậy khi doanh nghiệp nộp tờ khai bổ sung có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp nộp tờ khai bổ sung có bị xử phạt không?
Khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, ở Điều này quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm có các trường hợp sau:
– Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Người nộp thuế mà chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do có sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin đã được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc vào trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do có sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với những người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do đã thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả là các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế ở tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện ra sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định về số tiền thuế phải nộp hoặc là số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
– Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với những trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và cũng đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm mà cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở tại trụ sở người nộp thuế hoặc tại trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế ở tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
– Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với những cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà đã có phát sinh số tiền thuế được hoàn; những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
– Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ở trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.
Theo quy định trên thì một trong các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm có trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và cũng đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm mà cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở tại trụ sở người nộp thuế hoặc tại trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế ở tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
Như vậy, khi doanh nghiệp khai thuế sai nhưng đã tự thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế và doanh nghiệp đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện ra thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
2. Không xử phạt khi doanh nghiệp nộp tờ khai bổ sung có bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Tại Điều 38 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP có quy định không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong những trường hợp sau đây:
– Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
– Không xác định được các đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
– Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà được quy định tại Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP hoặc là đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
– Cá nhân vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã chết hoặc đã mất tích; tổ chức có vi phạm hành chính đã bị giải thể hoặc là bị phá sản trong khoảng thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, chỉ trừ trường hợp là tổ chức bị giải thể chính là đơn vị phụ thuộc, là địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giải thể vì do tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác hoặc là giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện của những thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài ở tại Việt Nam.
– Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, một trong những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm có cả các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, trong đó có trường hợp doanh nghiệp khai thuế sai nhưng đã tự thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế và doanh nghiệp đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
Như vậy, qua các phân tích trên có thể khẳng định được rằng khi doanh nghiệp khai thuế sai nhưng đã tự thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế và doanh nghiệp đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế ở tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện cũng sẽ không bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Thời hạn bổ sung tờ khai thuế khi doanh nghiệp khai thuế sai:
Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế, Điều này quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:
– Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì sẽ được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn là 10 năm kể từ ngày đã hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi mà cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
– Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế ở tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với các hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật Quản lý thuế.
Như vậy, doanh nghiệp khi phát hiện hồ sơ khai thuế mình đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì doanh nghiệp được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đã hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà có sai, sót. Lưu ý là thời hạn bổ sung tờ khai thuế khi doanh nghiệp khai thuế sai phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế ở tại trụ sở của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai nhưng doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nộp tờ khai bổ sung muộn khi hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP.