Nhiều người công tác và làm việc trong ngành kế toán hiện nay có mục tiêu trở thành kế toán trưởng, kế toán trưởng là một trong những vị trí cao nhất và có vai trò quan trọng nhất trong bộ phận kế toán của mỗi công ty. Vậy doanh nghiệp nào không bắt buộc phải có kế toán trưởng?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp nào không bắt buộc phải có kế toán trưởng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
– Đơn vị kế toán cần phải thực hiện thủ tục bố trí kế toán trưởng, ngoại trừ các đơn vị đã có phụ trách kế toán căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán. Trong trường hợp các đơn vị chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng thì cần phải bố trí phụ trách kế toán hoặc thực hiện thủ tục thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau khoảng thời gian này thì các đơn vị kế toán bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng;
– Đối với phụ trách kế toán được quy định cụ thể như sau:
+ Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước, cụ thể bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán kiêm nhiệm, đơn vị kế toán ngân sách và đơn vị kế toán tài chính cấp xã/phường thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng, mà chỉ cần phải bổ nhiệm phụ trách kế toán;
+ Các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có quyền bố trí phụ trách kế toán, loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
– Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước sẽ được xác định là 05 năm, sau đó cần phải thực hiện quy trình và bổ nhiệm lại kế toán trưởng hoặc bổ nhiệm lại phụ trách kế toán;
– Khi có sự thay đổi kế toán trưởng, thay đổi phụ trách kế toán, thì người đại diện theo pháp luật của các đơn vị kế toán hoặc người giữ chức vụ quản lý, điều hành đơn vị kế toán cần phải thực hiện hoạt động tổ chức bàn giao công việc, bàn giao các loại giấy tờ và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Đồng thời cần phải thông báo bằng văn bản cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị kế toán và thông báo cho các cơ quan nơi đơn vị kế toán mở tài khoản giao dịch để biết họ tên và mẫu chữ ký mới của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng và phụ trách kế toán mới cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc kế toán của mình được tính bắt đầu kể từ ngày nhận bàn giao công việc trên thực tế. Kế toán trưởng và phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong khoảng thời gian mà mình phụ trách;
– Bộ nội vụ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể về vấn đề phụ cấp trách nhiệm công việc, thẩm quyền, trình tự và thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng và phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, không có doanh nghiệp nào là không cần có kế toán.
Tuy nhiên cũng có các doanh nghiệp không bắt buộc phải có kế toán trưởng, có thể thay thế bằng chức vụ phụ trách kế toán. Cụ thể, các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được bố trí phụ trách kế toán, loại hình doanh nghiệp này không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có ghi nhận cụ thể về doanh nghiệp siêu nhỏ. Cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực xây dựng là những doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bình quân trong năm không vượt quá 10 người, đồng thời doanh nghiệp đó có tổng doanh thu của năm không vượt quá 3.000.000.000 đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không vượt quá 3.000.000.000 đồng;
– Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, lĩnh vực dịch vụ là các doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bình quân hằng năm không vượt quá 10 người, đồng thời tổng doanh thu của doanh nghiệp đó trong năm cũng không quá 10.000.000.000 đồng hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cũng không vượt quá 3.000.000.000 đồng.
Theo đó thì có thể nói, đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì sẽ không bắt buộc phải có kế toán trưởng.
Đối với những doanh nghiệp không thuộc trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ, không đáp ứng được điều kiện về doanh nghiệp siêu nhỏ, tuy nhiên không thực hiện nghĩa vụ bố trí vị trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều luật tương ứng.
2. Doanh nghiệp không thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ không bố trí người làm kế toán trưởng thì bị phạt như thế nào?
Theo phân tích nêu trên, đối với những doanh nghiệp không thuộc trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ, không đáp ứng được điều kiện về doanh nghiệp siêu nhỏ, tuy nhiên không thực hiện nghĩa vụ bố trí vị trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi không tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị kế toán, không bố trí người làm kế toán, không bố trí người làm kế toán trưởng/thuê các tổ chức/cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật;
– Bố trí những người theo quy định của pháp luật không được làm kế toán giữ chức vụ kế toán tại doanh nghiệp;
– Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán khi các cá nhân đó không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Bổ nhiệm kế toán trưởng, bổ nhiệm phụ trách kế toán không theo đúng trình tự/thủ tục do pháp luật quy định.
Theo đó thì có thể nói, mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ được xác định gấp hai lần mức xử phạt đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Theo đó, doanh nghiệp không có kế toán trưởng sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 40.000.000 đồng.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng trong các doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có quy định về trách nhiệm của kế toán trưởng. Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng trong cơ quan nhà nước sẽ bao gồm:
– Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về tài chính trong các đơn vị kế toán;
– Tiến hành hoạt động tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Lập đầy đủ và chính xác báo cáo tài chính, quá trình lập báo cáo tài chính cần phải tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Bên cạnh đó, về quyền hạn của kế toán trưởng trong các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, được quy định cụ thể bao gồm:
– Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán;
– Có ý kiến bằng văn bản đối với người đại diện theo pháp luật của các đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, tăng lương, khen thưởng, điều chuyển, kỷ luật đối với người làm kế toán, thủ khoa hoặc những người làm chức vụ thủ quỹ;
– Yêu cầu các bộ phận liên quan trong các đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ tài liệu, cung cấp kịp thời các loại tài liệu và giấy tờ liên quan đến công việc kế toán, giám sát tài chính của kế toán trưởng;
– Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của những người ra quyết định;
– Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của các đơn vị kế toán khi phát hiện ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, vi phạm quy định về tài chính trong đơn vị. Trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì cần phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
– Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công…;
– Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán;
– Thông tư 40/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và
THAM KHẢO THÊM: