Doanh nghiệp mua ô tô có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào? Khi thanh lý TSCĐ đó có phải nộp thuế GTGT không? Quy định về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi mua tài sản cố định?
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có hai phương thức tính thuế là theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Vậy phương pháp xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện thế nào? Điều kiện đẻ được khấu trừ thuế đầu vào được xác định ra sao? Dưới đây là bài viết phân tích về vấn đề này:
Căn cứ pháp lý:
Luật thuế thu nhận cá nhân sửa đổi sổ sung 2012
Mục lục bài viết
1. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì?
Khấu trừ thuế được áp dụng với loại hình thuế giá trị gia tăng, là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào.
Hiểu một cách cụ thể, khi doanh nghiệp mua hàng hóa, sẽ phải chịu mức thuế GTGT cho hàng hóa (là thuế GTGT đầu vào). Nhưng khi doanh nghiệp đem hàng hóa đó đi bán lại thì chủ thể mua hàng sẽ chịu mức thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa đó (là thuế GTGT đầu ra).
Thuế VAT phải nộp | = | Thuế VAT đầu vào | _ | Thuế VAT đầu ra |
Trong đó:
Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT.
Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
– Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài áp dụng đối với các pháp nhân nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng đã có thuế giá trị gia tăng. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và các loại chứng từ khác như: ủy nhiệm chi, séc, hoặc lệnh chi,…
– Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
-Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Khấu trừ thuế đầu vào khi mua xe ô tô như thế nào?
Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với doanh nghiệp mua xe ô tô theo quy định tại Điều 9 Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC
“Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ”
Như vây, khấu trừ thuế đầu vào khi mua ô tô là phần thuế giá trị gia tăng tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ thuế.
Ngoài ra, theo điểm e Khoản 2.2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô)…
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì nếu doanh nghiệp mua ô tô có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn, làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô thì được khấu trừ toàn bộ. Nếu không sử dụng như các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT phần giá trị 1,6 tỷ đồng, phần giá vượt 1,6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ.
Ví dụ: Công ty A mua 1 xe ô tô Honda trị giá nguyên giá 2.5 tỷ đồng (giá chưa chưa GTGT)
– Phần nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ tương ứng = 2.5 tỷ đồng -1.6 tỷ đồng = 0.9 tỷ đồng.
– Phần thuế GTGT của ô tô theo hóa đơn là:= 2.500.000.000 đồng x 10% = 250.000.000 đồng.
– Phần thuế GTGT của ô tô tương ứng với phần nguyên giá vượt 1.6 tỷ là: = 900.000.000 đồng x 10% = 90.000.000 (đồng).
Như vậy:
Số thuế GTGT đầu vào của ô tô không được khấu trừ = 90.000.000 đồng.
Số thuế GTGT đầu vào của ô tô được khấu trừ = 250.000.000 – 90.000.000 = 160.000.000 (đồng)
3. Doanh nghiệp mua ô tô có được khấu trừ VAT không?
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp tôi là đơn vị kinh doanh mặt hàng nông sản không chịu thuế vậy muốn mua một ô tô thì có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào không? Sau này khi thanh lý tài sản cố định đó có phải nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản cố định không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp mua ô tô:
Căn cứ Khoản 3 Điều 14
“Điều 14: Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
……
Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.”
Theo đó, nếu công ty không sử dụng ô tô cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn thì chỉ được khấu trừ thuế VAT tương ứng giá trị xe chưa thuế là 1,6 tỷ.
Ngoài ra, phần khấu hao vượt 1,6 tỷ không được đưa vào chi phí hợp lý theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
“e) Một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
– Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. “
Như vậy, để được khấu hao toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi mua ô tô thì công ty có thể mua ô tô dưới 1,6 tỷ, sẽ được khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp đầu vào.
Luật sư tư vấn pháp luật về khấu trừ thuế GTGT đầu vào:1900.6568
Thứ hai, doanh nghiệp khi thanh lý tài sản cố định phải nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản cố định, mức thuế suất phụ thuộc vào phương pháp kê khai thuế của doanh nghiệp như sau:
Căn cứ Công văn số 757/CT-TTHT ngày 26/1/2016 của Cục Thuế TP. HCM, mức thuế suất theo phương pháp trực tiếp là 1%:
“Trường hợp Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Hoa Anh theo trình bày có chức năng kinh doanh bất động sản, đang áp dụng hình thức kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và sử dụng hóa đơn bán hàng. Năm 2007 Công ty có mua 1 căn nhà (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và có quyền sử dụng đất ở), nay Công ty có nhu cầu chuyển nhượng căn nhà trên thi khi chuyển nhượng Công ty phải lập hóa đơn bán hàng và nộp thuế GTGT với tỷ lệ 1% doanh thu. Giá đất được trừ thực hiện theo khoản 10 Điều 7
Trường hợp Công ty năm 2003 có mua xe ô tô làm tài sản cố định, nay muốn thanh lý xe ô tô trên thì khi thanh lý Công ty phải lập hóa đơn bán hàng và nộp thuế GTGT với tỷ lệ % trên doanh thu là 1%”
Căn cứ Công văn số 549 /CT-TTHT ngày 03/04/2014 của Cục Thuế tỉnh Lào Cai, mức thuê suất theo phương pháp khấu trừ là 10%:
“Theo các quy định trên, Công ty TNHH MTV vận tải Thịnh Phát mua 01 xe ô tô tải từ năm 2009 để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty không sử dụng bán thanh lý xe ô tô tải thì Công ty phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định với thuế suất là 10%.
Thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản bằng số tiền thu được từ thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc thanh lý tài sản. Thu nhập từ thanh lý tài sản Công ty hạch toán vào khoản thu nhập khác, kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.”