Doanh nghiệp không đảm bảo an toàn cho người lao động bị phạt thế nào? Mức xử phạt vi phạm về an toàn lao động mới nhất năm 2021 đối với người sử dụng lao động.
Trong quá trình làm việc hàng ngày, người lao động thường phải chịu tác động của những điều kiện lao động tiềm ẩn không ít rủi ro có thể gây ra tai nạn lao động, hoặc thậm chí là tử vong. Do đó, cho dù làm ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào thì an toàn lao động luôn được coi là vấn đề cơ bản được đặt lên hàng đầu đối người người lao động và doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
- 1 1. An toàn lao động theo quy định của pháp luật
- 2 2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
- 3 3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
- 4 4. Xử lý vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
1. An toàn lao động theo quy định của pháp luật
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định cụ thể như sau:
2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của
2. Nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
Theo Điều 5 của luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 về nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động quy định cụ thể như sau:
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo nguyên tắc trên trong quá trình lao động thì người sử dụng lao động phải đảm bảo người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. Trong quá trình lao động thì phải luôn đảm bảo tuân thủ theo các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động và trong quá trình lao động phải luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các biện pháp đầy đủ về an toàn và vệ sinh lao động ở nơi làm việc. Từ đó ưu tiên sử dụng các biện pháp phòng ngừa, loại trừ đi các yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại trong quá trình lao động.
Ngoài ra các đơn vị sử dụng lao động nên tham vấn ý kiến của tổ chức công đoàn, tổ chức của đại diện của người sử dụng lao động, các hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng để có thể thấy những bất cập, lắng nghe ý kiến của những người lao động trực tiếp tham gia trong môi trường này, từ đó đưa ra được những phương pháp, ý kiến khách quan nhất áp dụng vào trong công tác an toàn vệ sinh lao động.
Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao độngcũng như xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong phạm vi đơn vị cơ sở, tổ chức công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại điều 7 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 người sử dụng lao động có quyền và nghía vụ như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với người sử dụng lao động có trách nhiệm phải xây dựng và tổ chức thực hiện chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động của mình. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Ngoài ra thì người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện cho người lao động, hướng dẫn cho họ quy trình các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, cung cấp và trang bị đầy đủ phương tiện, cộng cụ lao động đạt tiêu chuẩn bảo đảm an toàn , vệ sinh lao động. Khi một nơi làm việc có khả năng xảy ra nguy cơ có thể có tai nạn lao động thì người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động phải tiếp tục làm công việc đó nữa cũng như không được ép người lao động phải trở lại nơi làm việc. vẫn phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Hiện nay chúng tôi đang thúc đẩy ban hành thông tư hướng dẫn việc đánh giá rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp. Nghĩa là, trước khi xuất hiện công việc đó, đã biết phân tích những khả năng có thể xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ đó có bộ giải pháp thực hiện triệt tiêu nó. Đây là việc rất quan trọng, thí dụ một công việc liên quan đến sử dụng điện, vận hành máy, thì có khả năng sẽ dẫn đến rủi ro như điện giật, cuốn, cán, kẹt..
4. Xử lý vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật
Theo điều 20 của
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc khi xây dựng không lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
b) Không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế, hoặc bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế nhưng người đó không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
d) Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định;
đ) Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
b) Không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
c) Không xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
d) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
e) Không bảo đảm đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
g) Không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.