Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những hồ sơ quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp khi tham gia dự thầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều bắt buộc phải nộp BCTC đã kiểm toán. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy định khi tham gia dự thầu.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kiểm toán về tài chính được hiểu như thế nào?
Báo cáo kiểm toán về tài chính là văn bản do kiểm toán viên lập sau khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 46 Luật Kiểm toán độc lập 2015, báo cáo kiểm toán về tài chính bao gồm những nội dung chính sau:
– Đối tượng kiểm toán: Xác định doanh nghiệp hoặc tổ chức được kiểm toán báo cáo tài chính.
– Trách nhiệm: Quy định trách nhiệm của doanh nghiệp được kiểm toán trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ chứng từ cho kiểm toán viên và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán trong việc thực hiện kiểm toán theo đúng quy định.
– Phạm vi và căn cứ kiểm toán: Làm rõ phạm vi báo cáo tài chính được kiểm toán và căn cứ pháp lý cho việc thực hiện kiểm toán.
– Địa điểm và thời gian lập báo cáo: Ghi rõ địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán.
– Ý kiến kiểm toán: Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo, thể hiện đánh giá của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.
– Nội dung khác: Theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, có thể bao gồm thông tin về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, đánh giá rủi ro kiểm toán, ý kiến về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp,…
Ngoài ra, báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề. Ngày ký báo cáo không được trước ngày ký báo cáo tài chính.
Đồng thời, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Như vậy báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung như khoản 1 Điều này quy định.
2. Doanh nghiệp dự thầu phải có BCTC đã kiểm toán không?
Theo quy định, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bắt buộc phải đính kèm báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định. Báo cáo tài chính được kiểm toán ở đây được hiểu là báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập bởi các doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập và Điều 15
a) Doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật phải báo cáo tài chính hàng năm:
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Tổ chức tín dụng : Bao gồm ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,… được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
– Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
– Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
b) Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
– Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước;
– Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Cụ thể:
+ Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
+ Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 37 Luật kiểm toán độc lập không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức khác ngoài các đối tượng bắt buộc nêu trên có thể tự nguyện thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.
Theo đó, đối với trường hợp những doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập và
Tuy nhiên, trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn phải nộp kèm theo bản chụp chứng thực một trong các tài liệu như: Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai, tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số thuế nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
3. Quy định mới về điều kiện của nhà đầu tư tham dự thầu:
Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện để nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và tài chính với nhà thầu tư vấn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và bên mời thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Một là, không có cổ phần hoặc vốn góp với:
Nhà thầu tư vấn thẩm tra, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế, dự toán.
Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
– Hai là, nhà đầu tư tham dự thầu và nhà thầu tư vấn không cùng có tỷ lệ sở hữu từ 30% vốn cổ phần, vốn góp trở lên của một tổ chức, cá nhân khác đối với từng bên.
Trường hợp đặc biệt:
Trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định bằng tổng tỷ lệ cổ phần, vốn góp tương ứng của từng thành viên trong liên danh.
– Ba là, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có tỷ lệ sở hữu vốn trên 49% cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư.
Như vậy, việc đảm bảo các điều kiện về tính độc lập của nhà đầu tư góp phần đảm bảo cho quá trình lựa chọn nhà đầu tư diễn ra một cách khách quan, minh bạch, tránh tình trạng lợi ích nhóm, móc nối, hối lộ, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thu hút nhà đầu tư tiềm năng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kiểm toán độc lập năm 2015;
– Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
– Nghị định số 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kiểm toán độc lập.
THAM KHẢO THÊM: