Hãy phân tích và lấy ví dụ minh họa về doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy và chỉ rõ cách thức mà doanh nghiệp này đưa ra quyết định về sản lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận?
Mục lục bài viết
1. Thị trường độc quyền bán thuần túy:
1.1. Khái niệm thị trường độc quyền bán thuần túy:
– Thị trường độc quyền bán là thị trường có duy nhất một doanh nghiệp cung ứng toàn bộ sản phẩm của ngành mà không có sản phẩm thay thế.
VD: Ở Việt Nam có một số ngành độc quyền bán như điện nước, vũ khí , dịch vụ chuyển phát thư của bưu điện…
Doanh nghiệp độc quyền là gì? Các biện pháp kiểm soát độc quyền?
1.2. Các đặc trưng của độc quyền bán thuần túy:
– Thị trường độc quyền bán thuần túy chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đang cung ứng toàn bộ mức cung trên thị trường .
– Sản phẩm, hàng hóa trên thị trường đó không có sản phẩm thay thế gần gũi .
– Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thuộc về người bán. Doanh nghiệp có thể điều hành giá cả để đạt được mục tiêu, hay doanh nghiệp độc quyền là người ấn định về giá.
– Có sự rào cản lớn đối với việc xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới .
– Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền là đường dốc xuống về phía bên phải, có độ dốc âm và tuân theo quy luật cầu.
– Đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy luôn nằm dưới đường cầu.
1.3. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền bán:
– Do doanh nghiệp đạt được kinh tế theo quy mô
– Do doanh nghiệp dành được địa vị độc quyền nhờ chế độ bảo vệ bản quyền: độc quyền về nhãn hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp kĩ thuật…
– Do doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ hay hầu hết các yếu tố đầu vào cơ bản để sản xuất ra sản phẩm.
– Do quy định của chính phủ cho phép một doanh nghiệp nào đó được độc quyền bán 1 loại hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường.
1.4. Đường cầu và doanh thu cận biên của doanh nghiệp cạnh trạnh độc quyền bán thuần túy:
– Đường cầu(D) của thị trường cạnh tranh độc quyền bán là đường dốc xuống
– Đường doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền bán cũng là đưỡng dốc xuống nhưng nằm ở phía trong đường cầu
2. Các quyết định của doanh nghiệp về sản lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận:
Theo đúng điều kiện tổng quát, để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng theo nguyên tắc chi phí biên bằng doanh thu biên (MC=MR). Đồng thời nó sẽ định ra mức giá P cao hơn chi phí biên ở đơn vị sản lượng cuối cùng. Để đơn giản hóa, hãy hình dung đường cầu đối diện với doanh nghiệp là đường thẳng có dạng P= a – bQ và đường doanh thu biên có dạng MR= a – 2bQ. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là sản lượng Q* được xác định tương ứng với giao điểm E của đường MC và đường MR. Mức giá P mà doanh nghiệp đặt ra là mức giá người tiêu dùng sẵn sàng trả khi sản lượng là Q*. P* được xác định như là tung độ của điểm F, rõ ràng P* > MC(Q*).
H.1a : Sản lượng và mức giá tối ưu(P*, Q*) của nhà độc quyền
Doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy thường có quyền lực thị trường lớn. Nó là người duy nhất cung ứng một loại hàng hóa tương đối đặc thù trên thị trường. Tuy nhiên mức độ kiểm soát giá hay quyền lực thị trường của nhà độc quyền còn phụ thuộc vào độ co giãn theo giá của cầu. Một đường cầu dốc đứng cho phép nhà độc quyền có quyền lực thị trường tương đối lớn. Còn nếu đường cầu này thoải, kar năng chi phối của nhà độc quyền là hạn chế.
Tùy thuộc vào quy mô chung của thị trường cũng như quy mô tối thiểu có hiệu quả, trong ngắn hạn, doanh nghiệp độc quyền có thể thu được lợi nhuận kinh tế dương, lợi nhuận bằng 0 hoặc bị thua lỗ.Trong ngắn hạn, nếu quy mô thị trường là quá nhỏ, doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy có thể bị thua lỗ.
Tại mức sản lượng tối ưu Q*, nơi mà MC=MR, mức giá mà doanh nghiệp có thể đạt được là P* vẫn còn nhỏ hơn chi phí bình quân AC*. Khoản lỗ mà doanh nghiệp phải gánh chịu là phần diện tích hình chữ nhật ABP*AC* . Khi gặp nguy cơ thua lỗ, quyết định của doanh nghiệp vẫn theo nguyên tắc chung: Doanh nghiệp sản xuất nếu mức giá không nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn. Trong trường hợp ngược lại doanh nghiệp sẽ đóng cửa. Trong dài hạn doanh nghiệp sẽ không chấp nhận tình trạng thua lỗ. Nếu điều này có khả năng xảy ra, doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành.
3. Ví dụ minh hoạ về doanh nghiệp độc quyền bán thuần tuý:
Ở phần I chúng ta đã đi phân tích và làm rõ thế nào là thị trường độc quyền bán thuần túy, các đặc điểm của thị trường, các quyết định cung ứng sản lượng của doanh nghiệp độc quyền bán nhằm tối đa hóa lợi nhuận…Để có thể hiểu sâu hơn về thị trường độc quyền bán thuần túy và cách thức của các doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định về sản lượng thì chúng ta sẽ phân tích một ví dụ cụ thể sau đây về một công ty cung cấp nước sạch Hà Nội.
Bảng số liệu của công ty cung cấp nước sạch cho 200 hộ dân phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
Q (ngàn m3/ ngày) 7 8 9 10 11 12 13 14
P (nghìn/ m3) 11,5 11 10,5 10 9,5 9 8,5 8
Từ bảng số liệu trên ta có mối quan hệ giữa lượng và giá: P= -0,5Q+15
Tổng doanh thu TR=P*Q= (-0,5Q + 15) * Q= -0,5Q2 + 15Q
=> Doanh thu biên MR= 15 – Q
Có hàm tổng chi phí TC= 0,5Q2 – 3Q + 102200 (102200 là chi phí cố định trong 10 năm)
=> Chi phí cận biên MC= Q-3 ; Chi phí bình quân ATC= 0,5Q -3+102200/Q
Công ty cung cấp nước sạch muốn tối đa hóa lợi nhuận phỉa sản xuất ở mức sản lượng sao cho doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR=MC). Trên hình đường cầu thị trường D là đường doanh thu bình quân của doanh nghiệp AR. Đường doanh thu cận biên MC và đường chi phí bình quân của công ty ATC cũng được biểu thị trong hình 1. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên ở mức sản lượng Q*. Từ đường cầu ta tìm ra giá tương ứng P* của sản lượng Q*
Ta có MR=MC <=> 15- Q*= Q* – 3 <=> Q* = 9
Thay Q* vào phương trình cầu D ta có: P* = -0,5Q* +15= -0,5*9+15= 10,5
– Giả sử sản lượng nhỏ hơn Q* =9 là Q1=7, lúc đó giá tương ứng sẽ là P1= 11,5.
Như biểu thị trên hình 1, doanh thu cận biên MR cao hơn chi phí cận biên MC nếu Công ty bán sản lượng nhiều hơn Q1 một ít thì sẽ thu thêm được lợi nhuận bổ sung ( MR-MC=4) và nhờ đó tổng lợi nhuận tăng. Công ty có thể bán thêm sản lượng để tăng tổng lợi nhuận cho đến tận sản lượng Q*. Ở đó lợi nhuận bổ sung từ việc sản xuất thêm là bằng 0. Như vậy sản lượng nhỏ hơn là Q1 không phải là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, ngay cả khi sản lượng cho phép công ty đạt giá cao hơn.
– Nếu có một sản lượng lớn hơn Q* =9 là Q2=10, lúc đố giá tương ứng sẽ là P2=10 cũng không phải là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận , ở sản lượng Q2=10 chi phí cận biên MC cao hơn doanh thu cận biên MR, do đó, nếu công ty sản xuất ít hơn thì lợi nhuận thu được sẽ tăng thêm (MR-MC=2). Công ty cung cấp nước Hà Nội có thể làm cho lợi nhuận tăng thêm nữa bằng việc giảm bớt phần sản lượng phía sau Q2 . Phần lợi nhuận tăng thêm do sản xuất Q* chứ không phải Q2 là phần diện tích gạch chéo nằm dưới đường MC và trên đường MR giữa Q* và Q2.
Như vậy, lợi nhuận tối đa hóa khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên MR=MC là tại mức sản lượng Q*. Nếu công ty sản xuất thấp hơn Q* thì sẽ bị mất một phần lợi nhuận vì doanh thu bổ sung có thể thu thêm nếu thêm sản lượng cho đến Q*. Tương tự, nếu mở rộng sản lượng từ Q* –> Q2 thì sẽ làm giảm lợi nhuận vì chi phí bổ sung sẽ vượt quá doanh thu bổ sung.
Khi bị khống chế giá nước công ty sẽ bán cho các hộ gia đình ở mức giá công ty sẽ tối đa hóa lợi nhuận .
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
– Tổng doanh thu mỗi ngày của công ty:
TR = -0,5Q*2 +15Q* = -0,5*92+15*9=94,5 ( Triệu đồng)
– Tổng chi phí mỗi ngày của công ty:
TC = 0,5Q*2 -3Q* + 102200/(10*365) = 0,5*92 -3*9+28= 41,5 (Triệu đồng)
=> Lợi nhuận tối đa của công ty cung cấp nước sạch Hà Nội thu được trong một ngày là: π = TR – TC = 94,5 – 41,5 =53 (triệu đồng)
Trong hình 2, A là điểm tối đa hóa lợi nhuận, B là điểm tối đa hóa doanh thu. Từ hình 2 nhận thấy, sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận luôn nằm về phái tay trái đối với điểm tối đa hóa doanh thu.
– Khả năng sinh lợi của công ty
Lợi nhuận công ty π = TR- TC= PQ – ATC * Q=(P – ATC)* Q
Suy ra:
+ Công ty có lợi nhuận dương khi giá lớn hơn chi phí bình quân P> ATC
+ Công ty có lợi nhuận kinh tế bằng 0 khi giá bằng chi phí bình quân P=ATC
+ Công ty ngừng sản xuất khi giá nhỏ hơn chi phí bình quân P< ATC
– Sức mạnh độc quyền của công ty cung cấp nước sạch Hà Nội
Công ty có khả năng định giá cao hơn chi phí cận biên. Sự khác nhau giữa các công ty cung cấp nước sạch với các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là công ty có sức mạnh thị trường. Vậy sức mạnh của công ty cung cấp nước sạch Hà Nội là: L =(P – MC)/P=[10,5 – (9-3)]/10,5= 0,43
Giá càng cao hơn chi phí cận biên thì chi phí độc quyền càng lớn
– Mất không sức mạnh độc quyền
Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên ta dễ thấy 200 hộ dân phường Mai Dịch bị thiệt hại còn công ty cung cấp nước sạch Hà Nội thì được lợi. Nhưng nếu coi phúc lợi của hộ dân và của công ty tính thành một tổng thể thì sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có thể thấy điều này khi so sánh thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tạo ra trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo với thị trường độc quyền bán thuần túy.
Hình 3 cho thấy nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì giá và sản lượng là P1 và Q1 . Nếu thị trường là độc quyền bán thuần túy thì giá và sản lượng là P* và Q*. Như vậy so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì công ty cung cấp nước sạch Hà Nội tạo ra phúc lợ ít hơn, một phần thặng dư tiêu dùng (Diện tích A) và thặng dư sản xuất (Diện tích B) bị mất do sản xuất ở mức sản lượng Q*. Phần phúc lợi mất gọi là mất .