Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, vấn đề áp lực học tập đối với học sinh đang ngày càng phổ biến. Dưới đây những đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ngày nay hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh hay nhất:
- 2 2. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ấn tượng nhất:
- 3 3. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ý nghĩa nhất:
- 4 4. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh sâu sắc nhất:
- 5 5. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh 10 điểm:
1. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh hay nhất:
Vấn đề học tập của học sinh hiện nay đang là một vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Do đó, đối với nhiều học sinh thì học tập đang là một áp lực khá lớn. Những con điểm số được viết trên trang giấy đã vô tình tạo ra những áp lực không hề nhỏ cho học sinh và buộc các em học sinh phải học tập bằng mọi giá, vì điểm số mà có thể khiến học sinh không còn trung thực nữa và gian lận trong thi cử. Phụ huynh học sinh thường xuyên so sánh số điểm của con mình với số điểm của con người khác. Thầy cô giáo thì đánh giá học sinh dựa theo điểm số, mặc dù mỗi học sinh sẽ có một năng lực giỏi theo cách khác nhau. Áp lực học tập đến từ mọi phía khiến biết bao nhiêu hậu quả nghiệm trọng xảy ra như nhiều bạn học sinh bị stress dẫn đến bệnh trầm cảm, hay thậm chí nặng hơn đó là bệnh tâm thần. Hậu quả của áp lực mà nghiêm trọng nhất cho xã hội, gia đình thầy cô đều phải lo sợ đó là dẫn đến “tự tử”. Bởi những năm gần đây có nhiều bạn học sinh đã tự giải thoát cho mình bằng cách lựa chọn đến một con đường tiêu cực. Gần đây nhất đó là bạn nam sinh lớp 10 tại Hà Nội đã tử vong. Bạn nam sinh ấy đã ra đi ở một độ tuổi còn quá trẻ, khiến nhiều người thương tiếc cho số phận của bạn. Có lẽ rằng đây chính là một lời cảnh tỉnh dành cho phụ huynh, luôn thúc giục em phải học, phải giỏi và phải đạt thật nhiều thành tích. Mong ước lớn nhất dành cho các bậc phụ huynh đó là khi làm điều gì hãy nhìn vào năng lực của chính con em mình, hãy thử một lần đặt bản thân vào vị trí của con em mình để từ đó biết được những niềm đam mê, ước mơ, để từ chúng biết được có sự hạnh phúc thực sự.
2. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ấn tượng nhất:
Trong quá trình học tập, áp lực là một yếu tố không thể nào thiếu đối với học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Áp lực có thêt khiến học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress, bởi quá trình học sinh đang cố gắng miệt mài học để mà làm sao có thể đạt được kết quả tốt như bản thân, gia đình và thầy cô giáo đã kỳ vọng. Có thể nói rằng , nguyên nhân gây ra áp lực học tập hàng đầu chính là điểm số. Thông qua điểm số, sẽ đánh giá được người học có học lực giỏi hay khá, nên việc gia đình, thầy cô hay cả chính học sinh kỳ vọng về điểm số đôi khi có thể khiến bản thân học sinh cảm thấy chán nản, bị stress thậm chí nó còn tác dụng ngược lại là hứng thú học tập của học sinh bị giảm sút. Khi các em học sinh không đạt được điểm số cao, khiến thành tích học tập của lớp bị kém sau đóthầy cô sẽ đánh giá không cao. Chính từ đó cũng đã làm cho học sinh tự mang trong mình áp lực học tập rất lớn. Ngoài ra, sự kỳ vọng của gia đình dành cho con cái quá lớn cũng tạo nên áp lực học tập cho học sinh. Vô hình chung sự cố gắng của học sinh có mục đích lớn nhất đó là né tránh những thái độ phật ý, những lời trách mắng của chính bố mẹ mình. Ai ai cũng mong muốn rằng con em mình học tập thật giỏi, đạt được điểm cao và có thành tích tốt. Chính điều đó, giúp họ có thể hãnh diện với gia đình, với hàng xóm, với cả anh em họ hàng, tuy nhiên điều đó lại vô tình khiến cho con em mình đặt trên vai áp lực học tập lớn vô cùng. Học sinh lao đầu vào học ngày học đêm, nhồi nhét, gồng gánh, cố gắng tiếp nhận một hệ thống kiến thức khổng lồ, về mặt lý thuyết vô cùng nặng nề. Về lâu dần sẽ gây ra hiện tượng chán nản mất hứng thú trong quá trình học tập, mất niềm vui, niềm hào hứng, thậm chí thấy sợ hãi mỗi khi đến trường lớp, không có tâm lý để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Hiện nay những áp lực học tập có thể dẫn đến hậu quả là mắc hội chứng bệnh trầm cảm. Điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần rất nhiều cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, đồng thời mà còn trở thành một gánh nặng cho gia đình. Vì không thể chịu được áp lực học tập mà có có rất nhiều trường hợp học sinh phải chọn cách tự tử. Gần đây nhất là bạn học sinh lớp 10 trường Amsterdam vì quá mệt mỏi, áp lực nên đã viết thư để lại và chọn con đường tự tử. Với các thông tin về vấn đề áp lực học tập hiện nay, chắc hẳn đó là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh đã thấu hiểu phần nào đến những điều mà con em mình đã đang phải đối mặt và tạo động lực giúp cho con em mình có thể vững bước vượt qua. Sẽ càng tệ hơn nếu giải quyết áp lực học tập ở ngoài khả năng, hay chịu đựng đơn độc mọi thứ. Phụ huynh học sinh cần phải có cái nhìn mở hơn về vấn đề này, không nên tạo ra những gánh nặng về tâm lý cho con em mình bởi vì vẫn thường có câu “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công” cũng như việc mỗi người sẽ có những điểm mạnh riêng nếu biết phát huy đúng cách đều có thể đạt được thành công.
3. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh ý nghĩa nhất:
Ngày nay xã hội ngày phát triển bao nhiêu thì vấn đề về học tập của học sinh càng được mọi người quan tâm bấy nhiêu. Đã có ai từng suy nghĩ rằng: Đằng sau những bảng thành tích có kết quả cao mà học sinh đã đạt được thì học sinh đã phải cố gắng, gồng mình như thế nào hay không? Câu trả lời chắc hẳn đều là “Không”. Bởi nếu như đặt mình vào vị trí của học sinh thử một lần thì chắc sẽ hiểu được cái cảm giác mà học sinh đã và đang phải gánh chịu là “Áp lực về học tập”. Ngày nay, tình trạng những học sinh đang bị áp lực học tập đè nặng lên đôi vai của chính bản thân ngày càng nhiều. Từ khi nào học sinh bây giờ không còn được tự do thoải mái vui chơi như ngày xưa nữa, không còn được tự lựa chọn làm những việc mà mình yêu thích nữa, mà tất cả những điều đó được thay bằng việc học và học ngày học đêm mà thôi. Áp lực ngày càng lớn dồn ép học sinh đến mức nghẹt thở, nhưng liệu có mấy ai hiểu được điều này. Áp lực lớn nhất đó là vấn đề về điểm số phía thầy cô giáo và cả phía cha mẹ học sinh, ai ai cũng mong muốn con em mình được kết quả cao nhất, điều đó đã làm cho học sinh trở nên quá mệt mỏi, căng thẳng và sợ hãi khi đến mùa thi cử. Cha mẹ học sinh luôn muốn con cái làm theo ý muốn của họ, không cho con chọn trường học mà con yêu thích và con cái không được tự ý thực hiện ước mơ, niềm đam mê của mình. Đa số cha mẹ học sinh đều có định hướng cho con mình học ngành nghề theo nghiệp của gia đình hoặc theo họ thấy là có tương lai, dễ xin việc. Để được hãnh diện gia đình ép buộc con cái phải đạt được danh hiệu học sinh giỏi và những bài kiểm tra điểm thấp ở trên lớp cũng là nguyên nhân xuất hiện câu nói “con nhà người ta”. Nhiều bạn học sinh cũng chỉ vì không thực hiện được niềm kỳ vọng của bố mẹ nên đã tìm đến cái “chết” để giải thoát cho bản thân mình. Ở thành phố Hồ Chí Minh vừa qua cũng đã xảy ra một số trường hợp như vậy, cũng chỉ vì thấy áp lực về học tập, thấy thất vọng về bản thân, mà các bạn ấy đã tự chọn cách ra đi khi tuổi đời vẫn còn quá trẻ. Đây cũng chính là lời cảnh tỉnh dành cho các bậc làm cha làm mẹ luôn thúc giục ép con cái học tập, đạt được nhiều thành tích cao. Mong rằng các bậc phủ huynh hãy đặt mình vào vị trí của con để một lần hiểu con mình thích điều gì, muốn được thực hiện những niềm đam mê, ước mơ của mình để con không bị áp lực và không còn xảy ra hậu quả đáng tiếc nữa. Ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề áp lực học tập đối với học sinh đang rất phổ biến. Mặc dù để trình độ kiến thức của con người được nâng cao học tập chính là vấn đề thiết yếu, là nền tảng vững chắc của sự thành công trong tương lai nhưng không vì thế mà bắt ép học sinh học quá nhiều dẫn tới áp lực và chính cái áp lực đó có thể giết chết con người đang ở trong cái tuổi ngây thơ của tuổi học trò.
4. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh sâu sắc nhất:
Mỗi người đều có những năng lực điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, không ai giống ai và cũng không có ai hoàn hảo nhưng chắc hẳn trong suốt quãng thời gian đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đều đã phải đối mặt với những áp lực về việc học tập, bị thầy cô, bạn bè, gia đình chê bai, phán xét, so sánh. Việc áp lực học tập có biểu hiện là sự chán chường, không còn có hứng thú trong học tập, không có tâm lý để hoàn thành nhiệm vụ học tập, tâm trạng luôn bất ổn, bi quan, buồn bực dễ dàng nổi cáu và các cảm xúc vui vẻ, hào hưng bị giảm xuống. Càng đang ở lớp cao thì áp lực về học tập lại càng lớn, học để đạt kết quả cao chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi đại học. Cuộc sống của học sinh chỉ xoay xung quanh học và học, học ở trường, sau đó về nhà đi học lớp học thêm, rồi đêm đến lại tự học ở nhà. Những năm gần đây đã có không ít những tin tức về học sinh, sinh viên vì kết quả học tập không tốt, không được vào lớp chọn, không thi đỗ trường chuyên, không thi đỗ đại học mà đã chọn cách “tự tử”. Những áp lực ấy xuất phát từ nền giáo dục quá chú trọng tới các thành tích, điểm số. Đa số dựa vào điểm số ở các bài kiểm tra, bài thi để đánh giá, xếp loại năng lực của học sinh. Áp lực học tập quá lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến học sinh khiến họ mất đi sự linh hoạt, sáng tạo thay vào đó chính là sự rập khuôn dồn ép ở trong quá trình học tập, để rồi từ đó kết quả học tập cũng bị giảm sút. Để học sinh giảm bớt được gánh nặng, áp lực học hành trước hết mỗi cá nhân học sinh hãy giữ cho mình một thái độ lạc quan, thoải mái, tích cực nhất để có thể vững bước chinh phục những đỉnh cao của tri thức. Gia đình và nhà trường hãy kịp thời cần đặt mình vào vị trí của học sinh để có hiểu những gánh nặng mà con mình đang gặp phải để từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất, tránh để xảy ra những câu chuyện đáng tiếc.
5. Đoạn văn nghị luận về áp lực học tập đối với học sinh 10 điểm:
Trong những ngày gần đây đã xảy ra nhiều trường tự tử từ học sinh vì bị đè nặng bởi áp lực học tập, đã dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với tất cả mọi người. Các em học sinh phải chịu áp lực đè nén của việc học hành là vì mong muốn đỗ đạt vào một ngôi trường tốt để bản thân được hoàn thiện một cách tốt nhất cũng như có một tương lai phát triển sáng rực rỡ. Tuy nhiên những mong muốn ấy đôi khi lại vượt quá khả năng cũng như thực lực của bản thân nên ní đã hình thành một áp lực vô hình. Không những thế bậc cha mẹ hầu hết đều đặt nặng vấn đề thành tích lên con cái nên vì thế mà những áp lực đó càng đè nặng thêm lên các em. Việc coi con cái như món đồ trang sức dùng để khoe khoang thành tích con cái với mọi người mà cha mẹ đã vô tình tạo ra thái độ tự ti và mặc cảm cho chính con của mình. Các em sẽ cảm thấy bản thân mình kém cỏi, không bằng và thua bạn bè cùng trang lứa dẫn đến việc các em không thực sự tin vào khả năng và thực lực của mình. Đó chính là những nguyên nhân gây ra áp lực học tập ngày càng bị đè nặng, gây nên các tình trạng mệt mỏi, chán nản, chán học và không hứng thú với việc học. Vì một tương lai tươi sáng nên chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực mỗi ngày và không được từ bỏ hay buông xuôi việc học tập vì vịn vào lý do áp lực học tập được. Chúng ta hay cố gắng để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc cho mình chứ đừng ỉ nại đợi tương lai mang hạnh phúc đến. Bậc cha mẹ nên thường xuyên nghe ý kiến, chia sẻ của các con mình, bên cạnh và khích lệ động viên để tiếp thêm sự tự tin cho con. Ngoài ra cũng nên đưa con đến các khu vui chơi, giải trí, mua sắm để các con được thư giãn sau những giờ học mệt mỏi. Cũng nên để các em có khoảng thời gian riêng tư như đi chơi với bạn bè nhưng trong khuôn khổ để các em có thêm các mối quan hệ mới để trở nên năng động hơn. Đồng thời kết hợp với việc chăm sóc đúng cách và dùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ thần kinh và trí não để bồi bổ cho các con, giúp các con vượt qua những giai đoạn khó khăn này.