Qua đoạn trích " Đi lấy mật" của tác giả Đoàn Giỏi, nổi bật lên là hình ảnh cậu bé An đầy thông minh, ham học hỏi và yêu thiên nhiên. Dưới đây là đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật dành cho các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn bài cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật ngắn gọn nhất:
- 2 2. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật hay nhất:
- 3 3. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật ý nghĩa nhất:
- 4 4. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật ấn tượng nhất:
- 5 5. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật 10 điểm:
1. Dàn bài cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về đoạn trích ” Đi lấy mật”
– Dẫn dắt giới thiệu nhân vật An trong tác phẩm
1.2. Thân bài:
Ý 1: An là một chú bé có đôi mắt nhìn tinh tế và có tình yêu vô cùng lớn với thiên nhiên:
– An cảm nhận được ánh sáng của khu rừng trong vắt… khiến người đọc như cảm thấy được bao qua là lớp thủy tinh
– Cảm nhận gió và mặt trời theo cách riêng nhất: Gió thổi : rao rao”, mặt trời thì là một “khối”
– Làn hơi đất trong khu rừng đang tan theo ánh nắng, khiến khu rừng thêm kỳ bí
– Thấy tiếng chim hót líu lo
– Quan sát các chuyển động của rừng: Con kỳ nhông đang nằm phơi lưng, con Luốc đang bò tới, chim thật đẹp…
Ý 2: An còn là một cậu bé hồn nhiên và tinh nghịch như bao đứa trẻ khác:
+ Chen vào giữa tía nuôi và cò
+ Quảy tòn ten một cái gùi bé
+ Hăng hái đi tìm tổ ong
Ý 3: An rất thông minh, chăm học:
+ Nhớ như in lời má nuôi dạy về cách tìm tổ ong và lấy mật
+ Hỏi má những điều chưa rõ
+ Nhớ những điều đã được học trong sách về tổ ong, ghi chép những lời thầy kể. Rồi so sánh với những gì má nuôi kể và thực tế nhìn thấy. Cuối cùng, tự đưa ra kết luận rằng: “Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ cùng U Minh này cả.”
1.3. Kết bài:
– Khát quá về nhân vật An trong đoạn trích.
2. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật hay nhất:
Có thể thấy, nhân vật An trong đoạn trích ” Đi lấy mật” đã để lại nhiều ấn tượng trong bạn đọc. Trước hết, An là một nạn nhân của chiến tranh bởi cậu bé ấy đã bị lạc mất gia đình từ nhỏ và trở thành đứa trẻ lang thang. Thật may mắn rằng, cậu được bố mẹ Cò cưu mang và được họ nhận nuôi. An tưởng rằng sẽ thiếu vắng tình cảm gia đình nhưng khi sống với gia đình Cò, cậu được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. An nổi bật với trí thông mình của mình với những hiểu biết, cảm nhận vô cùng nhạy cảm và tinh tế. Với tình yêu thiên nhiên, thông qua cái nhìn của nhân vật An, rừng U Minh hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp đa sắc của các loài cây, loài động vật cũng như các âm thanh sống đồng nơi đây khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như nó bao qua một lớp thủy tinh. Rõ ràng cậu bé là người rất nhạy cảm và có khả năng quan sát sự vật xung quanh vô cùng sâu sắc và tinh tế. Không chỉ vậy, An còn là một cậu bé hiểu chuyện, ngoan ngoãn với tất cả mọi người đặc biệt là với cha mẹ. Dưới sự săn sóc của cha mẹ nuôi, An đã học được rất nhiều bài học quý báu đặc biệt học hỏi được nhiều kinh nghiệm về đi rừng, cách nhận biết được bầy ong, láy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió. Cậu bé ham học hỏi ấy đã chịu khó quan sát, học hỏi và chiêm nghiệm về cho mình những kinh nghiệm về cách lấy mật, nuôi ong ở khắp nơi trên thế giới như những ” thợ làm mật” lành nghề. Quả thực, An là một cậu bé thông minh, ngoan ngoãn, hiểu biết, thích quan sát và dành cho thiên nhiên một tình yêu thật đặc biệt.
3. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật ý nghĩa nhất:
Xuất hiện trong đoạn trích “Đi lấy mật”, cậu bé An tuy có hơi tinh nghịch, quậy phá theo đúng lứa tuổi nhưng lại vô cùng tinh tế, hiểu chuyện và ngoan ngoãn. Vì chiến tranh, cậu không may bị lạc mất gia đình của mình nhưng bù lại cậu lại có gia đình bố mẹ nuôi vô cùng yêu thương mình. Trước hết, An có những hành động rất ngây thơ và hồn nhiên và dí dỏm: “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé…; đảo mắt khắp nơi tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy chim đẹp…”. Hồn nhiên nhưng trong cậu lại là một đứa bé hiểu chuyện và thông minh. Cậu luôn nhớ về những lời má nuôi dạy, những điều mà không có ở trong sách giáo khoa. Cậu còn cẩn thân ghi chép lại những gì mình đã học được kinh nghiệm đi lấy mật ong. An suy nghĩ về thằng Cò, một cậu bé của vùng sông nước. Cũng có đôi khi An lặng im vì sợ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh bởi cái gì cũng không biết. Cậu bé tinh nghịch ấy có những trạng thái, cảm xúc vô cùng đáng yêu. Cậu vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá khi nhìn thấy bầy ong mật dù đã thấm mệt mỏi sau một quãng đường đi. Không chỉ có vậy, dưới con mắt nhạy cảm và tinh tế của nhân vật An, bức tranh thiên nhiên rừng U Minh hiện lên vô cùng đa dạng và sinh động, hội tụ đầy đủ hình ảnh và âm thanh của núi rừng có động vật, thực vật và cả những âm thanh sống động của lũ chim ca,…Tất cả tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp vô cùng!
4. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật ấn tượng nhất:
Cậu bé An trong đoạn trích ” Đi lấy mật” là một cậu bé lanh lợi, nhiều tình yêu dành cho thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng vào buổi sớm dưới con mắt của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong ắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không có gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngoài, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thỏa mộc thở ra từ bình minh. Không chỉ vậy, An còn là một cậu bé lẽ phép và vô cùng ham học hỏi, thể hiện qua cách xưng hô ngoan ngoãn với cha mẹ nuôi là tía và má. Những hành động của cậu bé với tía và má vô cùng lễ phép và cậu luôn thể hiện thái độ trân trọng và biết ơn. Cậu bé ấy luôn muốn khám phá về việc lấy mật ong, học hỏi từ ba mẹ nuôi của mình đồng thời tích góp cho mình những kinh nghiệm quý báu từ họ. Rõ rằng, mặc dù bị lạc mất gia đình từ nhỏ nhưng cậu bé An luôn đối mặt với cuộc sống một cách tích cực, ngây thơ và được săn sóc bởi một gia đình bố mẹ nuôi giàu tình yêu thương.
5. Đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong văn bản Đi lấy mật 10 điểm:
Trong đoạn trích “Đi lấy mật” (từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”), nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa thành công nhân vật cậu bé An. An hiện lên với những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp khiến người đọc không thể quên. Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất cho đoạn trích, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng U Minh đã được hiện ra dưới góc nhìn vô cùng tinh tế của cậu bé An. Rừng U Minh thật hoang sơ và tươi đẹp, trong không khí trong lành của buối sáng sớm đi lấy mật ông của ba cha con An. Cậu bé ấy còn cảm nhận cảnh quan xung quanh bằng cả thính giác khi nghe thấy “chim hót líu lo” và bằng cả khứu giác với mùi hương tràm ngọt lan khắp cánh rừng. Động vật trong rừng cũng được miêu tả một cách rất chân thật qua con mắt của An, cậu thấy “Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng” đang biến mình thành nhiều màu rực rỡ, rồi “Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới” và cả “Chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti rất đẹp mắt”, khiến An phải thốt lên với Cò rằng: “Chim đẹp quá cò ơi”. Qua những cảm nhận tinh tế của An, có thể thấy, cậu bé còn là một người có tình yêu thiên nhiên vô cùng lớn, bởi chỉ có những người yêu thiên nhiên như cậu bé mới có thể cảm nhận cảnh quan xung quanh một cách đặt biệt như vậy . An còn là một chú bé rất hồn nhiên và tinh nghịch giống như bao đứa trẻ khác. Cậu bé “chen vào giữa” tía nuôi và Cò, rồi “quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua”. Khi đi tìm tổ ong, cậu bé rất hăng hái, đảo mắt khắp mọi nơi. Hình ảnh một cậu bé hồn nhiên tinh nghịch của An như xoa dịu đi nỗi xót xa của người đọc về hoàn cảnh lạc mất gia đình của cậu. Tuy có hơi tinh nghịch nhưng An lại vô cùng ham học hỏi. Cậu luôn lắng nghe những lời chỉ dạy của tía và má để học hoir kinh nghiệm đi lấy mật ong, đồng thời cũng có những hành động vô cùng lễ phép với ba mẹ nuôi của mình. Cậu bé ấy cẩn thận ghi chép lại những điều mình học được, tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân từ việc học hỏi ba mẹ nuôi. Sự thông minh của cậu được thể hiện rõ trong quá trình cậu hỏi hỏi cách lấy mật của những ” dân ăn ong” lành nghề. Qua nhân vật An, nhà văn không chỉ khắc họa thành công bức tranh rừng U Minh hùng vĩ mà còn thể hiện tình yêu trẻ thơ của mình bởi nhà văn đã truyền đạt một cách gần gũi nhất những cử chỉ, hành động và suy nghĩ của trẻ nhỏ.