Theo quy định của pháp luật hiện nay, các phương tiện là xe ô tô chỉ được phép đỗ nửa xe trên vỉa hè tại những vị trí có đặt biển chỉ dẫn mang kí hiệu I.408a. Vậy hành vi đỗ xe nghiêng ghếch bánh xe lên vỉa hè có bị phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Đỗ xe nghiêng ghếch bánh xe lên vỉa hè có bị phạt không?
Thực tế hiện nay có thể nói, tại các thành phố mà đặc biệt là các thành phố lớn, do hiện tượng đất chật người đông, cho nên nhiều người tìm kiếm một nơi đỗ xe rộng rãi để ít ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông qua lại là điều không dễ dàng. Không có chỗ để xe, nhiều người đã tìm nhiều cách để xe khác nhau để có thể đảm bảo quá trình lưu thông cho những người xung quanh một cách thuận lợi nhất. Nhưng nhiều người không biết rằng, cách để xe của họ có thể là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do không có chỗ để xe cho nên nhiều trường hợp chủ xe đã buộc phải đỗ xe kiểu “ghếch bánh xe lên vỉa hè”, tức là kiểu đỗ xe mà một nửa xe để trên vỉa hè và một nửa xe để dưới lòng lề đường sao cho gọn gàng nhất tránh tình trạng tắc đường. Tuy nhiên có thể nói, kiểu đỗ xe tưởng chừng như rất lịch sự và ít ảnh hưởng đến người khác này lại vẫn có thể bị các lực lượng chức năng xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ phương tiện thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Có hành vi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h trái quy định của pháp luật;
– Bấm còi hoặc có hành vi lên ga liên tục, có hành vi bấm còi hơi hoặc sử dụng các loại đèn chiếu xa trong các khu vực đô thị và trong các khu vực đông dân cư, loại trừ các trường hợp được xác định là xe ưu tiên đang trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
– Có hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ trái quy định của pháp luật hoặc không thông báo tín hiệu rẽ hướng, trừ những trường hợp tiến hành hoạt động điều khiển phương tiện đi theo hướng công của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức;
– Không tuân thủ quy định của pháp luật về dừng xe và đỗ xe tại các khu vực đường bộ giao nhau cùng với đường sắt, không tuân thủ quy định về dừng xe và đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
– Có hành vi dừng xe hoặc đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau theo quy định của pháp luật, dừng xe hoặc đỗ xe tại điểm dừng đón trả khách của xe buýt, tại các khu vực được xác định là trước cổng hoặc trong phạm vi 5m tại cổng trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có bố trí đường cho xe ô tô ra vào, tại nơi được xác định là đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe và che khuất biển báo hiệu đường bộ gây ảnh hưởng đến các phương tiện qua lại, dừng đỗ xe tại nơi mở giải phân cách giữa;
– Có hành vi đỗ xe không sát mép lề đường và hè phố phía bên phải theo chiều đi, hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường và hè phố quá không phải 25m, có hành vi đỗ xe trên đường xe điện hoặc phần đường dành cho xe buýt, có hành vi đỗ xe trên miệng cống thoát nước hoặc miệng hầm của các khu dành riêng cho xe chữa cháy, có hành vi đỗ xe hoặc để xe trên hè phố trái quy định của pháp luật, đỗ xe tại các khu vực có biển cấm đỗ xe hoặc tại các khu vực có biển cấm dừng xe theo quy định của pháp luật;
– Không sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ các loại đèn chiếu sáng trong khoảng thời gian từ 19.00 ngày hôm trước đến 05.00 sáng ngày hôm sau, trong thời điểm được xác định là có sương mù hoặc thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn của phương tiện đi lại, sử dụng đèn chiếu xa trong quá trình tránh xe đi ngược chiều;
– Điều khiển các loại phương tiện được xác định là xe ô tô đầu kéo kéo theo các vật khác, có hành vi thực hiện hoạt động điều khiển các phương tiện ô tô đẩy xe khác và đẩy vật khác trái quy định của pháp luật, có hành vi điều khiển xe rơ móoc không nổi chắc chắn hoặc không đảm bảo an toàn giữa các xe đầu kéo và xe được kéo;
– Chở người trên phương tiện được kéo trái quy định của pháp luật, có hành vi quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt, quay đầu xe tại các khu vực đường hẹp và đường dốc hoặc đoạn đường công chè xuất tầm nhìn hoặc nơi có biển báo cấm quay đầu;
– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với các phương tiện chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách cự li tối thiểu giữa hai phương tiện chạy trong cùng một làn đường với nhau, không có hành vi giảm tốc độ và nhường đường trong quá trình điều khiển phương tiện chạy từ trong ngõ và trong các đường nhánh để ra đường chính;
– Không nhường đường cho các phương tiện trên đường ưu tiên và đường chính từ bất cứ hướng nào tụi các đoạn đường giao nhau;
– Không thắt dây an toàn trong quá trình điều khiển xe lưu thông trên đường bộ, có hành vi chở người trên ô tô không thắt dây an toàn trong quá trình phương tiện đang lưu thông;
– Điều khiển phương tiện chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần, hoặc có hành vi điều khiển phương tiện chạy dưới tốc độ tối thiểu trên các cung đường bộ có quy định về tốc độ tối thiểu cho phép.
Như vậy thì có thể nói, ở những đoạn đường hẹp và các tài xế thông thường muốn đỗ xe một cách gọn gàng cũng như tránh tình trạng tắc đường, thì nhiều người đã lựa chọn hình thức đỗ xe nghiêng bánh xe trên vỉa hè. Đây được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt hành chính. Theo như phân tích nêu trên, thì hành vi đỗ xe nghiêng bánh xe trên vỉa hè là một trong những hành vi đỗ xe không đúng quy định của pháp luật và sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Xử phạt bổ sung đối với hành vi đỗ xe nghiêng ghếch bánh xe lên vỉa hè:
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), thì có thể nói ngoài mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, chủ phương tiện có hành vi đỗ xe dân bánh xe trên vỉa hè còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung cụ thể như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 5 Điều 5 của Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy có thể nói, hành vi đỗ xe gần bánh xe trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này là tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Lời khuyên đối với hành vi đỗ xe nghiêng bánh xe lên vỉa hè:
Trên phương diện pháp lý thì có thể nói, hành vi đỗ xe nguyên bản xe trên kia hè là một trong những hành vi đỗ xe trái quy định của pháp luật. Dưới góc độ kĩ thuật thì việc đỗ xe kiểu nghiêng bánh xe trên vỉa hè sẽ không tốt cho nhiều bộ phận của xe, mức độ nguy hại như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ nghiêng của xe, độ chênh lệch chiều cao và thời gian đỗ xe dài hoặc ngắn. Nhiều chuyên gia đã đưa ra quan điểm rằng, lốp xe ô tô sẽ là bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên khi có hành vi đỗ gần xe trên vỉa hè, sức nặng của phương tiện sẽ hoàn toàn dồn nhiều hơn vào phía lốp xe ở cự li thấp chứ không được phân bộ đều cho 04 bánh. Như vậy thì lốp xe lúc này sẽ không hoàn toàn được tiếp xúc toàn bộ với bề mặt của đường mà chỉ ở một góc nhỏ làm cho bề mặt lốp xe dễ dàng bị biến dạng mạnh. Đỗ xe nghiêng bánh xe trên vỉa hè trong thời gian ngắn thì chưa có thể gây ra nhiều tác hại, tuy nhiên việc đỗ xe nghiêng bánh xe trên chợ hè nhiều lần và trong thời gian dài thì có thể làm cho lốp xe bị biến dạng so với hình dạng ban đầu và thậm chí còn có thể gây đứt gãy, vấn đề này hoàn toàn nguy hiểm đối với các phương tiện xe ô tô chạy đường dài. Để có thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình đỗ xe nghiêng, các chủ xe có thể tiếp thu một số lời khuyên cơ bản sau:
– Hạn chế tối đa hành vi vi phạm quy định của pháp luật để tránh những hậu quả và rủi ro pháp lý không đáng có;
– Hạn chế tối đa việc đỗ xe ô tô trên một vỉa hè quả cao, có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm, chủ phương tiện rất khó để có thể lái xe lên xuống và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của phương tiện;
– Nếu như buộc phải thực hiện hành vi đỗ xe “cao thấp” như vậy thì sẽ không nên để quá lâu và cần phải khởi động di chuyển xe đến các bộ phận được vận động một cách tốt nhất, vấn đề này cũng tốt cho động cơ và hệ thống điện của phương tiện, nhất là trong thời tiết mưa ẩm.
Vì vậy cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật để tránh những hình thức xử phạt và hậu quả về tài sản không đáng có.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.