Trưng cầu dân ý là một vấn đề liên quan tới các quyền dân chủ của nhân dân, đó là việc nhà nước tổ chức dựa trên hình thức biểu quyết để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Việc Trưng cầu dân ý phải thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật. Vậy trưng cầu dân ý là gì? Độ tuổi được bỏ phiếu trưng cầu dân ý?
Mục lục bài viết
1.Trưng cầu dân ý là gì?
Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Luật trung cầu dân ý 2015 quy định:
1. Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.
Trưng cầu dân ý bản chất là để thực hiện các quyền làm chủ của Nhân dân đối với một số công việc của Nhà nước. Ở Việt nam việc trưng cầu dân ý được thể hiện ví dụ như việc đi bầu cử chủ tịch nước, công dân được thực hiện quyền làm chủ của mình dựa trên các hoạt động trưng cầu dân ý, Tuy nhiên phải trong phạm vi và quy định của pháp luật cụ thể về trưng cầu dân ý
2. Quy định của pháp luật về Trưng cầu dân ý:
2.1. Nguyên tắc trưng cầu ý dân:
Ở Việt nam, nhà nước Việt nam là của dân do dân và vì dân, chính vì thế mà nhân dân có quyền làm chủ và đóng góp nguyện vọng và ý kiến đối với các hoạt động của nhà nước và pháp luật thông qua nhiều hình thức như trưng cầu ý dân, Việc trưng cầu ý dân cần được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định. Tại
1. Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
2. Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.
3. Việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định.
Như vậy có thế thấy, để thống nhất và tạo nên sụ đoàn kết dân tộc trong giải quyết các vấn đề chung của đất nước và những vấn đề quan trọng của đất nước thì nhà nước ta coi trọng và thực hiện các điều kiện để nhân dân có thê thực hiện các công việc dựa trên các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín dối với các hoạt động trưng cầu dân ý để đảm bảo an toàn, trật tự và bình đẳng.
Việc trưng cầu dân ý phải được thực hiện đầy đủ theo các trình tự và thử tục được quy định để đảm bảo kết quả của việc trưng cầu dân ý chính xác và phải được sự đồng thuận của nhân dân. Trong trường hợp trưng cầu dân ý như việc thự hiện bầu ra người đại diện để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho mình như bầu cử các cơ quan có thẩm quyền, đây là quyền lợi của nhân dân về sự tín nhiệm đối với những cá nhân có đủ nhân phẩm, năng lực và tư cách đại diện cho nhân dân quyết định các công việc chung của đất nước
2.2. Quy định về Các vấn đề trưng cầu ý dân:
– Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:
+ Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp, đối với việc áp dụng quy dịnh của Hiến pháp thì càn có ý kiến đóng góp của nhân dân vì hiến pháp là đạo luật gốc quy định các vấn đề quan trọng như quyền của con người, các vấn đề về quy định của pháp luật trong các lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau nên rất cần tới việc trưng cầu ý dân để hoàn thiện các quy định và sự nhất chí đồng thuận của nhân dân cả nước.
Về mặt khách thể của quan hệ này, được xác định nằm ở hai nội dung đó là Một là lợi ích của cả Nhà nước và công dân đạt được trong việc đảm bảo thực thi chủ quyền nhân dân, tôn trọng và phát huy dân chủ từ đó tạo nên sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn xã hội, tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó hơn giữa chính quyền với nhân dân; Hai là hành vi của con người và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong quá trình từ lúc bắt đầu xem xét, quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân, tiến hành bỏ phiếu cho đến khi công bố kết quả cuối cùng và Từ những phân tích trên, có thể khẳng định chế định trưng cầu ý dân là một trong những chế định pháp luật thuộc hệ thống của ngành Luật Hiến pháp.
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia
Việc xác định chế định trưng cầu ý dân là một trong những chế định thuộc hệ thống của ngành Luật Hiến pháp, quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong toàn bộ tiến trình trưng cầu là quan hệ pháp luật Hiến pháp như phân tích nêu trên đã góp phần minh chứng đặc điểm thứ hai: chế định trưng cầu ý dân là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định và đảm bảo thực hiện nguyên tắc và mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân
+ Các Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước
đối với các Điều kiện kinh tế của quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng trong việc soạn thảo và xây dựng các quy phạm pháp luật của chế định trưng cầu ý dân. Quá trình soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp, thẩm định, đánh giá tác động, tổ chức hội thảo, phát phiếu thăm dò, lấy số liệu, tổng hợp nhận xét, tham vấn chuyên gia, dịch thuật tài liệu đến hoàn thiện dự thảo, thông qua dự án luật tất cả đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư rất lớn, ổn định và lâu dài và cần thiết phải lấy ý kiến về trưng cầu ý dân và các Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước theo quy định cần trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.
3. Mục đích, nguyên tắc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân:
Đối với Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, và cung cấp các thông tin đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, và hiểu rõ về các nội dung trưng cầu ý dân để thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân, động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân để góp ý kiến vào các công việc quan trọng của đất nước.
Đối với Việc thông tin và tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, thực hiện dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên các vùng miền cả nước. Đối với việc trưng cầu ý dân thì tất cả công dân Việt nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật hiện hành
Các trường hợp về thông tin tuyên truyền trưng cầu ý dân nhưng với các mục đích gây phản động hay gây mất trật tự xã hội đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Độ tuổi được bỏ phiếu trưng cầu dân ý:
Theo quy định tại
Điều 5. Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
Theo đó, những người đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Và hiện nay không giới hạn độ tuổi bỏ phiếu khi tổ chức trưng cầu dân ý.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể: người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật trưng cầu dân ý 2015