Đô thị hóa đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là hình thức đô thị hóa tự phát gây ra nhiều hậu quả cho kinh tế – xã hội. Vậy, đô thị hoá tự phát là gì? hậu quả của đô thị hóa tự phát là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đô thị hóa tự phát là gì?
Đô thị hóa tự phát là một hình thức của đô thị hóa hiện đại. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát không được quy hoạch rõ ràng. Đó là một sự mở rộng và dịch chuyển của đô thị mang tính chất hoàn toàn tự phát. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một biểu hiện của sự gia tăng dân số cơ học. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng mở rộng quy mô tự phát của các đô thị. Hầu hết trong số đó đều liên quan đến vấn đề kinh tế hay làn sóng di cư ồ ạt.
Đô thị hóa biểu thị cho xu hướng dịch chuyển hoặc mở rộng của các đô thị. Tại Việt Nam, đô thị hóa được xác định bằng các chỉ số đo lường mật độ dân cư. Theo đó, đô thị hóa (hay sự mở rộng của đô thị) thể hiện qua các số liệu tính toán được giữa số dân đô thị trên tổng dân số khu vực. Mỗi q.uốc gia, khu vực có cách định nghĩa về đô thị hóa riêng, vì vậy đô thị hóa là một khái niệm không đồng nhất
Các nhà nghiên cứu cho rằng đô thị hóa là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề đô thị hóa dưới các góc độ khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, … cũng gây ra nhiều vấn đề tranh cãi. Đô thị hóa cũng được coi là một thước đo để thể hiện tốc độ phát triển của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên điều này không đồng nhất với các chỉ số kinh tế có khả năng đo lường.
2. Hậu quả của đô thị hóa tự phát?
Không thể phủ nhận những đóng góp của đô thị hóa đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự mở rộng đô thị một cách tự phát, không được quy hoạch kéo theo nhiều hệ lụy đối với hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội. Dưới đây là những tác động tiêu cực của đô thị hóa tự phát.
Đô thị hóa tự phát là biểu hiện của một hệ thống nhiều nhược điểm. Kéo theo đó là những hệ quả lâu dài mà các nhà chính sách cần đặc biệt chú trọng nếu muốn thay đổi bộ mặt đô thị trong nước. Đô thị hóa tự phát có thể được xem là một “căn bệnh đô thị” bởi những vấn đề mà nó đã và đang gây ra. Một số hệ quả của đô thị hóa tự phát có thể kế đến như: cơ sở vật chất – hạ tầng và kiến trúc thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông xuống cấp, các vấn đề về môi trường…
- Phá vỡ cảnh quan đô thị và ven đô thị
Tình trạng đô thị hóa tự phát đã tạo ra sự rạn nứt nhất định. Đồng thời, gây xáo trộn cảnh quan đô thị và ven đô. Không gian kiến trúc truyền thống dần biến mất. Thay vào đó là sự mọc lên của các tòa nhà cao tầng, đường lớn và việc bê tông hóa nhiều dự án xây dựng. Mặc dù vậy, đây là xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, hiện tượng này đang có xu hướng làm thay đổi và làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống. Đây là vấn đề đáng quan tâm để phát triển kinh tế bền vững mà vẫn bảo tồn những giá trị cốt lõi của đời sống tinh thần.
- Tạo sức ép lên nhiều lĩnh vực
Áp lực từ quá trình đô thị hóa tự phát là vô cùng lớn. Sự di cư ồ ạt đến các thành phố gây ra nhiều rủi ro cho phát triển kinh tế, các vấn đề chính trị và trật tự an ninh. Để đáp ứng nhu cầu thay đổi cơ cấu dân số. Nhà nước phải quan tâm đến nhiều vấn đề như nhà ở, việc làm và dịch vụ đời sống. Đô thị hóa tự phát làm trì trệ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và tạo ra nhiều áp lực cho khu vực thành thị. Hậu quả của quá trình đô thị hóa tự phát như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, cơ sở vật chất, hạ tầng xuống cấp, gây mất trật tự an ninh, phát sinh tệ nạn…
Đô thị hóa vô tổ chức đã có tác động đến môi trường. Đô thị hóa tự phát hoàn toàn không có quy hoạch hợp lý, không tương thích với sự phát triển của công nghiệp hóa, dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng. Và điều này đã khiến đời sống sinh hoạt của người dân khó được cải thiện, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Môi trường ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là không khí, nước, rác thải sinh hoạt với số lượng lớn hàng ngày bị vứt không đúng nơi quy định. Ngoài ra, giao thông ùn tắc, các dịch vụ công cộng quá tải, tạo áp lực lớn về chỗ ở, việc làm. đối với người nhập cư, tệ nạn xã hội dễ nảy sinh, ảnh hưởng đến trật tự. xã hội như trộm cắp, mại dâm, đặc biệt là nghèo đói, lạc hậu.
3. Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát
- Vấn đề di cư
Đô thị hóa gắn liền với sự di cư của người lao động và gia đình họ từ nông thôn ra thành thị, cũng như sự chuyển đổi của các cá nhân từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ trong các trung tâm đô thị. Ngoài ra, tăng trưởng dân số tự nhiên góp phần vào những thay đổi về nhân khẩu học ở khu vực thành thị. Có thể thấy nguyên nhân chính của hiện tượng này là tình trạng nhập cư một cách ồ ạt tạo ra
sự gia tăng dân số cơ học. Vấn đề di cư ồ ạt đến các thành phố lớn đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu dân cư đô thị. Các làn sóng di dân từ nông thôn ra các thành phố lớn để làm ăn sinh sống hoặc thiên tai buộc phải di dời diễn ra bộc phát. Nếu như trước đây tỉ lệ dân cư nông thôn chiếm tới hơn 70% dân số cả nước thì hiện tại con số này đã giảm đi rất nhiều. Một trong số nguyên nhân của sự di dân từ nông thôn lên thành thị là do sự khác biệt về mức sống, cơ sở vật chất, .. ở nông thôn-thành thị rất rõ nét. Các siêu đô thị và các thành phố lớn giàu nhất và có mạng lưới dịch vụ công cộng thiết yếu tốt hơn nhiều so với những nơi khác; các thành phố nhỏ hơn, các đô thị phụ và các khu ngoại ô nghèo hơn chút ít còn vùng nông thôn là nghèo nhất. Sự di cư này chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế hiện đại. Nền nông nghiệp nước ta hiện tại được đánh giá là lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực. Giá trị kinh tế đem lại không hề cao nhưng lại tốn nhiều công sức lao động. Sự xuất hiện của các nhà máy, xí nghiệp kéo theo một lực lượng lao động lớn di cư đến các thành phố. Từ đây, xu hướng đô thị hóa tự phát được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
- Vấn đề bất động sản
Sự phát triển của ngành bất động sản trong những năm gần đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đô thị hóa tự phát. Trong văn hóa Việt Nam, ngôi nhà có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự phát triển của ngành bất động sản tạo đòn bẩy cho xu hướng di cư hiện nay. Chính sách của Nhà nước liên quan đến đất đai giúp kích thích tốc độ đô thị hóa nói chung và đô thị hóa tự phát nói riêng.
- Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế
Các ngành kinh tế phát triển thu hút lực lượng lao động cực kỳ lớn. Họ có xu hướng định cư lâu dài để tiếp tục làm việc tại các thành phố lớn. Con số này ngày càng tăng do sự phát triển của các tập đoàn trong nước. Các tập đoàn nước ngoài cũng bắt đầu tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Sức hút lớn từ cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn là vô cùng lớn. Các cuộc khảo sát trên quy mô lớn cho thấy đại đa số sinh viên đều chọn làm việc ở thành thị sau khi tốt nghiệp. Có thể thấy rằng các thành phố mang đến những cơ hội phát triển to lớn.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đô thị hóa tự phát khác nhau. Phần lớn trong số đó là những nguyên nhân không mấy tích cực như nghèo đói, chiến tranh, xung đột sắc tộc…
THAM KHẢO THÊM: