Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể. Từ một quốc gia với tỷ lệ dân số đô thị thấp, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ dân số sống ở các thị trấn và thành phố tăng từ dưới 20% năm 1990 lên hơn 37,55% vào năm 2022.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của đô thị hóa ở nước ta từ năm 1975 đến nay:
A. Chuyển biến khá tích cực nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp
B. Cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp nhưng nếp sống đô thị đã rất tốt
C. Nếp sống đô thị đã rất tốt nhưng số lao động tự do còn nhiều
D. Số lao động tự do tuy còn nhiều như môi trường đô thị tốt
Đáp án: A. Chuyển biến khá tích cực nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức độ thấp
- Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện qua sự mở rộng về quy mô và số lượng các đô thị mới.
- Mặc dù có sự phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở các khu vực ngoại ô và các thành phố đang phát triển.
- Sự gia tăng dân số đô thị nhanh chóng đã tạo áp lực lớn lên hệ thống giao thông, dịch vụ công cộng cùng các tiện ích khác.
- Đô thị hóa cũng kéo theo những thách thức như ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng, sự chênh lệch giàu nghèo.
- Cùng với sự phát triển kinh tế, nếp sống đô thị ở Việt Nam đã có những cải thiện, với việc tiếp cận tốt hơn đến giáo dục, y tế và các dịch vụ văn hóa.
- Số lượng lao động tự do trong các đô thị vẫn còn cao, phản ánh sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành nghề đô thị khác.
- Để đáp ứng với những thách thức của đô thị hóa, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và dự án nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng sống đô thị.
Đáp án A phản ánh một cách chính xác tình hình hiện tại, nơi mà sự phát triển đô thị đang tiếp tục diễn ra, nhưng cần phải được hỗ trợ bởi sự cải thiện trong cơ sở hạ tầng để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững.
2. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đến kinh tế và xã hội:
- Từ sau năm 1975, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau cải cách kinh tế Đổi Mới bắt đầu từ năm 1986.
- Tỷ lệ dân số sống ở các thị trấn và thành phố tăng từ dưới 20% năm 1990 lên hơn 37,55% vào năm 2022, phản ánh sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn sang thành thị.
- Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, góp phần nâng cao thu nhập quốc gia và cải thiện đời sống người dân.
- Sự tăng trưởng của các đô thị đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, thu hút lao động từ nông thôn đến thành thị, từ đó thúc đẩy sự đa dạng hóa kỹ năng và nâng cao năng suất lao động.
- Đô thị hóa cũng gây áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, bao gồm nhà ở, giao thông và dịch vụ công cộng, đòi hỏi sự đầu tư và quản lý hiệu quả từ phía chính phủ.
- Mặt trái của đô thị hóa bao gồm sự gia tăng của các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và tệ nạn xã hội, cần được giải quyết thông qua các chính sách phát triển bền vững.
- Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, tạo điều kiện cho việc xây dựng các khu đô thị mới và cải tạo các khu vực cũ, nhưng cũng đặt ra thách thức về quản lý quy hoạch và bảo tồn di sản văn hóa.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do đô thị hóa góp phần vào việc thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị, đòi hỏi sự linh hoạt trong quản lý và sử dụng đất đai để phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Đô thị hóa đã làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia.
3. Các câu hỏi vận dụng liên quan kèm đáp án:
Câu 1: Ý nào sau đây không phải đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân thành thị cao.
B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng.
D. Đô thị hóa diễn ra chậm.
Đáp án: A. Tỉ lệ dân thành thị cao.
Giải thích: SGK/78, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2: Hai đô thị đặc biệt nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hải Phòng, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
D. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Đáp án: C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Giải thích: Hướng dẫn: SGK/79, địa lí 12 cơ bản
Câu 3: Vùng có số lượng đô thị ít và dân số đô thị thấp nhất Việt Nam là:
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án: B. Tây Nguyên.
Giải thích: Vùng có số lượng đô thị ít và dân số đô thị thấp nhất Việt Nam là Tây Nguyên.
Câu 4: Quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta phát triển chủ yếu là do:
A. Thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
B. Nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
C. Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.
D. Quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
Đáp án: D. Quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh.
Giải thích: Hướng dẫn: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Thành phố nào dưới đây không phải thành phố trực thuộc trung Ương?
A. Cần Thơ.
B. Đà Nẵng.
C. Huế.
D. Hà Nội.
Đáp án: C. Huế.
Giải thích: Hướng dẫn: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6: Dựa vào các tiêu chí như số dân, chức năng, mật độ dân số,… mạng lưới đô thị nước ta được phân thành mấy loại?
A. 6 loại.
B. 4 loại.
C. 7 loại.
D. 5 loại.
Đáp án: A. 6 loại.
Giải thích: Hướng dẫn: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7: Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là:
A. Hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.
B. Phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
C. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
D. Phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
Đáp án: D. Phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
Giải thích:
Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, đồng thời phải đẩy mạnh công nghiệp hóa ở nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm đa dạng ở các vùng nông thôn.
Câu 8: Thời gian nào một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… được hình thành?
A. Những năm 30 của thế kỉ XX
B. Từ 1975 đến nay
C. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954
D. Thời Pháp Thuộc
Đáp án: A. Những năm 30 của thế kỉ XX
Giải thích: Hướng dẫn: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9: Trình độ đô thị hóa nước ta thấp thể hiện rõ nhất ở:
A. Quy mô đô thị nhỏ
B. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình.
C. Nhiều đô thị mang chức năng hành chính
D. Cơ sở hạ tầng đô thị còn ở mức độ thấp
Đáp án: B. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình.
Giả thích: Hướng dẫn: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10: Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là:
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
Đáp án: B. Trình độ đô thị hóa thấp.
Giải thích: Hướng dẫn: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11: Tác động lớn nhất của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta là:
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
C. Tăng cường cơ sở vật chất ở đô thị.
D. Giải quyết việc làm cho người lao động.
Đáp án: A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giải thích: Hướng dẫn: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.
THAM KHẢO THÊM: