Biển Đông là biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải rộng từ 3 độ vĩ Bắc đến 26 độ vĩ Bắc và 100 độ kinh Đông đến 121 độ kinh Đông, là một trong những biển lớn nhất trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về Biển Đông, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây: Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có?
Mục lục bài viết
1. Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có:
A. Khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dồi dào, gió hoạt động theo mùa.
B. Bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và muối khá lớn.
C. Dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều rừng ngập mặn.
D. Khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng.
Đáp án: B
Giải thích:
Ý A, D sai vì có nói đến yếu tố gió mùa -> Nguyên nhân là do ảnh hưởng của gió mùa
Ý C sai vì có nói đến rừng ngập mặn -> Nguyên nhân là do vị trí tiếp giáp biển Đông
Trên thực tế, do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên biển Đông sẽ nhận được lượng ánh sáng, bức xạ lớn nên nhiệt độ của nước biển cao và độ muối khá lớn. Đồng thời, đây là khu vực chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nên thường hình thành bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn.
Chính vì vậy, do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên biển Đông có bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển có độ muối khá lớn.
2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của biển Đông:
Biển Đông là biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải rộng từ 3 độ vĩ Bắc đến 26 độ vĩ Bắc và 100 độ kinh Đông đến 121 độ kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới.
Có 9 nước tiếp giáp với biển Đông là: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.
Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước và vùng lãnh thổ. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả châu Á- Thái Bình Dương và châu Mỹ.
Biển Đông có nguồn tài nguyên biển dồi dào, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch. Đây là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ thì trữ lượng dầu ở biển Đông là khoảng 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất là 2,5 triệu thùng/ ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí của biển Đông là khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng.
Theo các chuyên gia, khu vực biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng.
3. Vai trò của biển Đông đối với thế giới và Việt Nam:
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, châu Âu – Á, Trung Đông – châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu các loại qua lại biển Đông.
Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo. Hơn 90% lượng vận tải của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua biển Đông. Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.
Biển Đông đóng vai trò quan trọng, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong kiểm soát các tuyến đường biển qua lại biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
Nước ta giáp với Biển Đông ở 3 phía; đông, nam, tây nam. Các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa biển Đông và hàng nghìn đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.
Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là nơi cung cấp nguồn tài nguyên quý giá, là cửa ngõ quan hệ trực tiếp giữa các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch.
Ven biển Việt Nam có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở trung tâm biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền… phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
4. Bài tập luyện tập:
Câu 1: Vùng biển Việt Nam là một phần của?
A. Biển Xu-lu
B. Biển Xu-la-vê-di
C. Bắc băng Dương.
D. Biển Đông
Câu 2: Biển Đông dài bao nhiêu
A. 3 447 nghìn km2
B. 3 474 nghìn km2
C. 3 744 nghìn km2
D. 4 374 nghìn km2
Câu 3: Bờ biển Việt Nam dài ?
A. 3.220 km
B. 3.360km
C. 3.620km
D. 3.260km
Câu 4: Đâu không phải đặc điểm của biển Đông?
A. Biển Đông là một biển nửa kín
B. Nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương
C. Biển lớn thứ 3 thế giới
D. Lớn thứ 1 ở Thái Bình Dương
Câu 5: Biển Đông có diện tích khoảng??
A. 3,43 triệu km2
B. 3,45 triệu km2
C. 3,54 triệu km2
D. 3,44 triệu km2
Câu 6: Biển Đông có vịnh lớn nào đưới đây?
A. Vịnh Thái Lan
B. Vịnh Bắc Bộ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7: Nước nào dưới đây chung Biển Đông với Việt Nam?
A. Trung Quốc
B. Phi-lip-pin
C. In-đô-nê-xi-a
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Có bao nhiêu điểm để xác định đường cơ sở chiều rộng của lãnh hải của lục địa nước ta?
A. 10
B. 11
C. 13
D. 12
Câu 9: Mốc 0 – để xác định đường cơ sở nằm ở đâu?
A. Ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia
B. Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang
C. Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau
D. Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
Câu 10: Có bao nhiêu điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.?
A. 20 điểm đường
B. 23 điểm đường
C. 22 điểm đường
D. 21 điểm đường
Câu 11: Nội thuỷ là?
A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển
B. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Câu 12: Lãnh hải là?
A. Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
B. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Câu 13: Vùng tiếp giáp lãnh hải là?
A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển
B. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Câu 14: Vùng đặc quyền kinh tế là?
A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển
B. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Câu 15: Thềm lục địa Việt Nam là?
A. Vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển
B. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
C. Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
D. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Câu 16: Đáp án nào thuộc các dạng địa hình ven biển ?
A. Vịnh cửa sông
B. Bờ biển mài mòn, tam giác châu
C. Các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 17: Địa hình thềm lục địa có đặc điểm?
A. Có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền
B. Nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam
C. Hẹp và sâu ở miền Trung
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Địa hình đảo có đặc điểm?
A. Hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,…
B. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.
C. Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19: Trong các vùng biển sau đây, vùng nào có diện tích lớn nhất?
A. Nội thủy.
B. Lãnh hải.
C. Tiếp giáp lãnh hải.
D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 20: Vùng nội thủy của nước ta không phải là
A. cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải.
B. từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.
C. vùng tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở.
D. một bộ phận được xem như lãnh thổ trên đất liền.
THAM KHẢO THÊM: