Đòi lại tiền góp vốn vào công ty tài chính. Gửi tiết kiệm vào công ty tài chính, đến nay chủ công ty bị bắt thì có lấy được tiền không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có khoản tiết kiệm 190.000.000 đồng, được sự tư vấn nhân viên của Công ty tài chính về việc huy động vốn với lãi suất cao, công ty thu hút vốn mục đích đầu tư bất động sản, kinh doanh… Chính vì vậy, ngày 16/10/2015 mẹ tôi có gửi vào công ty số tiền trên với thời hạn 1 tháng, lãi suất: 11,3%/năm. Đến ngày 20/10/2015 chúng tôi được biết là chủ công tài chính này bị bắt vì kinh doanh vàng trái phép, và bị công an khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên không có khả năng thanh toán cho khách hàng, tôi có liên hệ điều tra viên và được trả lời là đã khoanh tài sản của đối tượng và đang điều tra… sau khi hoàn thành thủ tục điều tra, thanh lý tài sản đối tượng được bao nhiêu thì gia đình tôi sẽ nhận lại tiền nhưng khoản tiền không như ban đầu. Tôi muốn được Luật sự tư vấn cho biết là : Khả năng gia đình có nhận lại được tiền như điều tra viên trao đổi không? Rất mong chờ thư hồi âm của quý Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày thì chủ doanh nghiệp bị công an khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên không có khả năng thanh toán cho khách hàng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì sau khi thu tiền hành khởi tố đối với tội danh này thì sẽ tạm giữ tài sản và kiểm kê, điều tra và rà soát xem đối tượng khách hàng nào là đối tượng của vụ lừa đảo và bị lừa.
“Điều 76. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
>>> Luật sư
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Theo quy định này thì vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Tuy nhiên, việc trả lại tài sản này còn phụ thuộc vào cơ quan điều tra xác minh, kiểm kê, việc bạn có được trả lại hay không thì còn phụ thuộc vào phía