Giáo dục mầm non là công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi, là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ em cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Chính vì vậy, trong trường học để trẻ tiếp cận những đồ chơi, đồ dùng, thiết bị học tập phải chặt chẽ. Vậy đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho Mầm non gồm có những gì?
Mục lục bài viết
1. Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho Mầm non:
Hiện nay, Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non là một trong những yếu tố bắt buộc phải đảm bảo để hỗ trợ cho việc dạy trẻ mầm non. Danh mục các loại Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho Mầm non đang được quy định tại Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT, cụ thể có 6 nhóm lớp sau :
– Nhóm trẻ 3 – 12 tháng tuổi;
– Nhóm trẻ 12 – 24 tháng tuổi.;
– Nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi;
– Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi;
– Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi;
– Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi;
Về cơ bản thì học sinh sẽ được trang bị về đồ dùng và thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu như sau:
+ Đồ dùng cơ bản phải có đối với lớp dạy học mầm non bao gồm: Giá phơi khăn mặt, Tủ (giá) ca, cốc, Tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ, Tủ đựng chăn, chiếu, màn, Phản, Bình ủ nước, Giày để giày dép, cốc uống nước, Bô có ghế tựa và nắp đậy, Xô, chậu, Bàn cho trẻ, Ghế cho trẻ, Ghế giáo viên, Thùng đựng nước có vòi, Thùng đựng rác, Ti vi màu, Đầu đĩa DVD, Giá để đồ chơi và học liệu,..
+ Thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu: Bóng nhỏ, Bóng to, Gậy thể dục nhỏ, Vòng thể dục nhỏ, Vòng thể dục to, Búa cọc, Bập bênh, Thú nhún, Thú kéo dây, Cổng chui, Xe ngồi có bánh, Lồng hộp vuông, Lồng hộp tròn, Bộ xâu dây, Thả vòng, Các con vật đẩy, Bộ xếp hình trên xe , Bộ nhận biết những con vật nuôi, Giỏ trái cây, Búp bê bé trai, Búp bê bé gái, Hề tháp,..
– Mặc dù đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu cho mầm non có những khác biệt nhất định nhưng đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như:
+ Đối với đồ chơi thì tính an toàn của đồ chơi được đề cập đến đầu tiên:
++ Đồ chơi bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em; Cùng với đó là phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
++ Để đảm bảo sự an toàn và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thì cần thể hiện rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.
++ Đối với đồ chơi tự làm: các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
+ Cần có tính thẩm mỹ: màu sắc hài hòa, sinh động; Bố cục hợp lý, hình dạng bề ngoài sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú trẻ; Bảo đảm kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển); Dễ dàng kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết,
+ Cuối cùng là tính giáo dục của đồ chơi:
++ Hỗ trợ tốt trong việc giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
++ Phù hợp với yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp;
++ Không chứa nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính,…
– Trong trường hợp sử dụng học liệu thì phải đảm bảo:
+ Tính an toàn của học liệu: có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; không vi phạm các quy định của pháp luật; Học liệu xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản; Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Cần có cả tính thẩm mỹ của học liệu: kích cỡ, số lượng chữ trong từng trang, số trang, cỡ chữ, thời gian sử dụng) phù hợp với từng độ tuổi; Màu sắc tươi sáng, âm thanh và lời thoại rõ ràng, không sử dụng âm thanh có cường độ mạnh; Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi, phù hợp với văn hóa địa phương.
+ Tính giáo dục của học liệu: Phải phù hợp với các lĩnh vực phát triển giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non; đảm bảo tính tích hợp, hỗ trợ phát triển toàn diện trẻ em; phù hợp với sự phát triển của từng độ tuổi; kích thích sự phát triển của trẻ em…
2. Khi tiến hành lựa chọn đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT thì nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non phải tuân thủ như sau:
– Khi quyết định đưa đồ chơi vào trong trường mầm non thì phải đảm bảo đồ chơi này phải có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện theo các quy định hiện hành;
– Trong trường hợp sử dụng những đồ chơi không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và học liệu được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:
+ Đồ chơi, học liệu bảo đảm các yêu cầu được quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Thông tư này;
+ Đề cao tính phù hợp khi lựa chọn đồ chơi, học liệu nên phải căn cứ vào nhu cầu thực tế thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; phát triển Chương trình giáo dục mầm non; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm;
+ Đồng thời, việc lựa chọn đồ chơi, học liệu căn cứ vào điều kiện thực tế: về vật chất (địa điểm, không gian xếp đặt); về nguồn lực (khả năng khai thác, sử dụng, ứng dụng đồ chơi của cán bộ quản lý và giáo viên).
3. Pháp luật quy định thế nào về quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non:
Khi tiến hành lựa chọn đồ chơi, học liệu thì cần tuân thủ các quy định về quy trình đã được ghi nhận tại Điều 11 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
– Hoạt động lựa chọn đồ chơi, học liệu cần thực hiện theo sát với yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; phù hợp với kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có;
– Để quản lý chặt chẽ trong việc lựa chọn đồ chơi, học liệu thì cá nhân nhưgiáo viên và cán bộ quản lý có thể đề xuất và người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu. Danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất lựa chọn cần có sự chấp thuận thể hiện ở việc tổ/nhóm trưởng chuyên môn và đại diện giáo viên các nhóm/lớp ký đồng ý;
– Sau giai đoạn kiến nghị thì Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi, học liệu trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất. Việc biểu quyết sẽ đưa ra kết quả cuối cùng nếu danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn;
– Kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non đã có thì Hội đồng tổng hợp kết quả thành một biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng xác nhận thông tin;
– Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục đồ chơi, học liệu đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non;
– Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non; lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT Ban hành danh mục Đồ dung- đồ chơi-Thiết bị dạy họ tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non;
– Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
THAM KHẢO THÊM: