Những năm gần đây, nền văn hóa mở giúp người dân nước ta học hỏi tiếp thu được nhiều thứ văn hóa nước ngoài và một trong số đó chính là những quan điểm, những suy nghĩ rất cởi mở và thẳng thắn về vấn đề tình dục. Vậy đồ chơi tình dục có được phép nhập khẩu, kinh doanh ở nước ta không?
Mục lục bài viết
1. Đồ chơi tình dục có được phép nhập khẩu, kinh doanh không?
1.1. Đồ chơi tình dục có được phép nhập khẩu, kinh doanh không?
Tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, theo quy định này thì các ngành, nghề sau sẽ bị cấm đầu tư kinh doanh tại nước ta:
– Kinh doanh những chất ma túy được quy định tại Phụ lục I của Luật này;
– Kinh doanh những loại hóa chất, khoáng vật được quy định tại Phụ lục II của Luật này;
– Kinh doanh mẫu vật những loài thực vật, động vật hoang dã mà có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên được quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế những loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật những loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên được quy định tại Phụ lục III của Luật này;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể của người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh có liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh về dịch vụ đòi nợ.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 5 Luật này có quy định rằng các nhà đầu tư hoàn toàn có quyền thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh ở trong những ngành, nghề mà Luật này không cấm.
Đối chiếu với quy định trên và những quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Luật này, thì có thể thấy theo quy định pháp luật hiện nay, việc kinh doanh đồ chơi tình dục không nằm ở trong những loại hình kinh doanh bị cấm.
Tuy nhiên, tại Điều 5 của Luật Đầu tư 2020 cũng có quy định đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì các nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện đầu tư kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Đối chiếu với các Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật này thì trong đó không có các quy định liên quan đến những hàng hóa là đồ chơi tình dục. Do đó, việc kinh doanh các hàng hóa là đồ chơi tình dục không thuộc vào nhóm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Mặc dù pháp luật không có những quy định rõ về đồ chơi tình dục nào được phép bán hợp pháp, loại hàng nào thì bị cấm thế nên khi kinh doanh, chủ thể kinh doanh chỉ cần phải lưu ý các hàng hóa sẽ không được coi là hợp pháp nếu như không đủ các giấy tờ pháp lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Những sản phẩm là những đồ chơi tình dục được đem bán ra thị trường sẽ phải là những sản phẩm mà có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Việc sản xuất những loại hàng hoá này phải được kiểm định đúng theo quy định của pháp luật. Nếu như là các sản phẩm nhập khẩu thì các hóa đơn, chứng từ hải quan phải được thực hiện đúng trình tự theo các quy định pháp luật.
Người bán loại hàng hoá về đồ chơi tình dục cần lưu ý rằng phải giữ lại những hóa đơn chứng từ mua bán nhằm đề phòng trường hợp các cơ quan có thẩm quyền quản lý kiểm tra nguồn gốc xuất xứ. Về nhập khẩu, thì theo Điều 5 trong Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP có quy định đối với những hàng hóa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu thì khi bày bán tại những cửa hàng hoặc là lưu kho thì phải có
1.2. Trường hợp nhập khẩu đồ chơi tình dục theo dạng hành lý, quà biếu, quà tặng:
Theo Công văn số 4891/TCHQ-GSQL có giái đáp về thủ tục nhập khẩu đối với những đồ chơi người lớn theo dạng hành lý, quà biếu, quà tặng thì bao hàm nội dung của Công văn này quy định các sản phẩm đồ chơi tình dục sẽ:
– Buộc phải giữ ở kho hải quan rồi sau đó trả lợi cho người nhập cảnh trước đó thực hiện thủ tục tái xuất;
– Người nhập cảnh buộc phải làm đơn “từ chối nhận hàng kể cả khi là hàng ở dạng hành lý, là quà biếu hay quà tặng thì buộc phải trả;
– Buộc phải tiêu hủy sau khi được giữ tại kho hải quan nhưng quá thời hạn người nhập cảnh không làm đơn từ chối nhận.
2. Những đối tượng nào có thể mua đồ chơi tình dục tại các cửa hàng bán đồ chơi tình dục:
Theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM, những loại đồ chơi trẻ em mà có hại tới giáo dục nhân cách, tới sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị cấm. Cụ thể những loại sau:
– Các loại đồ chơi mà có hình dáng giống như những loại súng như súng nén bằng hơi hoặc bằng lò xo bắn đạn nhựa hoặc những loại đạn khác; súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc súng bắn gây tiếng nổ;
– Những loại đồ chơi mà có hình dáng giống những loại vũ khí khác như giống lựu đạn, giống bom, mìn, bộc phá; giống kiếm, mác, lê, giống dam găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả là gỗ, tre, giấy nén…);
– Những loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập được làm bằng thuốc pháo hoặc bằng những vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng;
– Những loại đồ chơi ảo;
– Những loại đồ chơi dưới dạng là văn hóa phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), những loại đồ chơi điện tử mà có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả những cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc là những hành động xúc phạm đến nhân phẩm, phá hoại về môi trường, có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em;
– Những phần mềm vi tính trò chơi điện tử mà có nội dung kích động bạo lực, mại dâm;
– Các loại đồ chơi mà dùng điện có điều khiển từ xa lại có thể gây nhiễu cho những đồ dùng, trang thiết bị khác;
– Những loại đồ chơi mà có sử dụng quốc kỳ, sử dụng bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với các quy định, nhằm mục đích xấu.
Thêm nữa, tại phụ lục I, II, III kèm theo
Như vậy, qua các quy định trên ta có thể thấy pháp luật không có quy định rõ những đối tượng nào được mua những đồ chơi tình dục. Tuy nhiên, để đảm bảo về giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em thì các cửa hàng buôn bán những loại hàng hoá này nên phân loại đối tượng nào được mua, đối tượng nào không được mua loại hàng hoá này tại cửa hàng của mình.
3. Xử phạt hành chính hành vi bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ:
Tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại có quy định xử phạt về hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, theo quy định này thì:
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị dưới 1.000.000 đồng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng. Thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
– Cửa hàng bán đồ chơi tình dục không rõ nguồn gốc, xuất xứ có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
– Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về việc Quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường
– Luật Đầu tư 2020.