Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Đo đạc và Bản đồ » Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính

Luật Đo đạc và Bản đồ

Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính

  • 15/05/202215/05/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    15/05/2022
    Luật Đo đạc và Bản đồ
    0

    Khái quát về bản đồ địa chính? Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính?

    Bản đồ địa chính có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Sai số cho phép trong đo đạc địa chính được pháp luật quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Vậy cụ thể con số đó là bao nhiêu và làm gì trong trường hợp xuất hiện những sai số khi đo đạc địa chính? Thông qua bài viết này Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính cũng như giúp các chủ thể biết cách phải làm gì trong trường hợp sai số đo đạc địa chính.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khái quát về bản đồ địa chính:
    • 2 2. Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính:

    1. Khái quát về bản đồ địa chính:

    Bản đồ địa chính được hiểu như sau:

    Địa chính nghĩa là cơ quan ghi lại vị trí, ranh giới, quyền sở hữu, chất lượng, số lượng và quyền sử dụng đất để lập bản đồ địa chính.. có liên quan đến dữ liệu và bản đồ. Bản đồ địa chính cũng giống như màn hình thu nhỏ chụp lại đúng vị trí, ranh giới, trạng thái pháp lý của thửa đất đồng thời thể hiện các dạng đồ họa, ghi chú và phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia.

    Bản đồ địa chính hiện được cơ quan Nhà nước xây dựng theo hệ thống chặt chẽ, do các cán bộ địa chính thuộc chuyên ngành đất đai thiết lập từ cấp cơ sở xã , phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.

    Bản đồ địa chính cũng giống như là cuốn sổ đỏ của Nhà nước khi các cơ quan có thẩm quyền vừa thống kê diện tích đất đai từng khu vực và trong cả nước nhằm thực thi các nhiệm vụ, công việc liên quan đến đất đai như thu thuế, quy hoạch đất đai, đền bù một cách dễ dàng; Vừa giúp cho phòng Dân sự có cơ sở pháp lý để làm các thủ tục thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp,…

    Đặc điểm của bản đồ địa chính:

    Theo Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành nội dung bản đồ địa chính được quy định bao gồm: Các yếu tố cơ bản và nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính.

    – Yếu tố cơ bản cấu tạo nên bản đồ địa chính:

    Xem thêm: Xuất bản bản đồ là gì? Quy định về công tác xuất bản bản đồ?

    + Điểm: Đây là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Bao gồm: Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định

    + Đường: Được thể hiện thông qua các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm trên thực địa. Yếu tố đường tạo nên các khung bản đồ, lưới bản đồ…

    + Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều.

    + Thửa đất: Đó là yếu tố cơ bản của đất đai. Thửa đất này phân biệt với thửa đất kia bằng các đường viền khép kín, nét liền theo hệ thống kí hiệu của bản đồ mà gọi chung là ranh giới.

    + Các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có trên thửa đất: ở khu vực đô thị và các khu vực của tổ chức Nhà nước giao đất, cho thuê đất chỉ thể hiện các công trình chính không thể hiện các công trình tạm thời, ở khu vực nông thôn không thể hiện các công trình xây dựng.

    – Nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính:

    + Loại đất: Trên bản đồ địa chính theo quy định của pháp luật sẽ cần phân loại đến từng thửa đất theo mục đích sử dụng: như đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất chưa sử dụng (nay là 3 nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và chưa sử dụng).

    + Công trình xây dựng trên đất: đây là trên bản đồ được sử dụng để thể hiện một cách chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc,… Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình xây dựng trên đất còn biểu thị tính chất công trình như gạch, bê tông, nhà nhiều tầng.

    Xem thêm: Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ

    + Công trình thủy lợi: Hệ thống sông ngòi, kênh, mương, ao hồ,… sẽ được đo đạc vẽ theo mực nước cao nhất hoặc mực nước tại thời điểm đo vẽ. Theo quy định pháp luật nếu kênh mương lớn hơn 0,5mm thì trên bản đồ phải vẽ 2 còn nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương trên bản đồ địa chính sẽ cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy.

    2. Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính:

    Trong quá trình các chủ thể thực hiện việc đo đạc địa chính không thể tránh khỏi được những sai số và rất khó có thể thực hiện việc đo đạc có thể chính xác 100% khi đo đạc diện tích đất. Tuy nhiên việc này không đồng nghĩa là có thể đo sai diện tích đất bao nhiêu cũng được. Để có thể đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu đất đai và giúp cho các cán bộ địa chính làm việc đúng quy định hơn thì pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về sự sai số cho phép trong đo đạc địa chính.

    Theo Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về độ chính xác bản đồ địa chính có nội dung như sau:

    “1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.

    2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).

    3. Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.

    4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

    a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

    Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ mới nhất

    b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

    c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;

    d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;

    đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;

    e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.

    g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.

    5. Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.

    Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.

    Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

    6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.

    7. Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.”

    Trên thực tế thì đối với mỗi trường hợp sai số trong đo đạc địa chính khác nhau thì chủ sở hữu có thể quyết định việc mình cần phải làm gì tiếp theo để đảm bảo được quyền lợi. Tùy từng trường hợp sai số khi đo đạc địa chính mà chủ sở hữu sẽ quyết định mình phải làm gì tiếp theo.

    – Thứ nhất: Đối với trường hợp sai số cho phép trong đo đạc địa chính:

    Không phải trường hợp sai số đo đạc địa chính nào cũng là sai. Chính bởi vì thế trước khi các chủ thể có thể đi đến một kết luận nào đó thì người sở hữu đất thì sẽ cần phải xác định chính xác sai số cho phép trong đo đạc địa chính được pháp luật quy định là bao nhiêu.

    Nếu như sai số của bản đồ địa chính đó nằm trong mức độ cho phép thì các chủ thể sẽ có thể yên tâm rằng bên địa chính đã đo đạc đúng. Bên cạnh đó thì diện tích các chủ thể nhận được cũng chính là diện tích đất thực tế đang sử dụng.

    – Thứ hai: Trong trường hợp sai số ngoài quy định:

    Sau khi các chủ thể đã tiến hành việc kiểm tra sai số cho phép trong đo đạc địa chính tại Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và xác định cán bộ địa chính đo sai diện tích, ranh giới với sai số vượt quá quy định thì chủ sở hữu sẽ làm đơn xin đo lại diện tích đất (Xem: Mẫu đơn xin đo đạc lại diện tích đất).

    + Sau khi đã tiến hành đo lại, nếu đúng là diện tích, ranh giới đất thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn so với kết quả của cán bộ địa chính thì sẽ được cập nhật trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là diện tích thực tế.

    + Trong trường hợp kết quả đúng như cán bộ địa chính đã đo, dù sai với thực tế nhưng là sai số cho phép thì diện tích, ranh giới sẽ là kết quả ban đầu.

    Tuy nhiên, ta cũng cần biết rằng không phải mọi trường hợp đo sai địa chính đều là lỗi của cán bộ địa chính. Có những trường hợp bản đồ địa chính có lỗi sai sót là của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì lúc này người sử dụng đất, chủ sở hữu đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.

    Nếu kết quả đo đạc khác với ranh giới được thể hiện trên sơ đồ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã xác định cụ thể đây là không phải sai số cho phép trong đo đạc địa chính) thì người sử dụng đất, chủ sở hữu đất cần liên hệ với Ủy ban nhân dân để được xem xét đo lại.

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.708 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bản đồ địa chính

    Đo đạc bản đồ

    Hoạt động đo đạc và bản đồ

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Bản đồ quân sự là gì? Phân loại, ứng dụng bản đồ quốc phòng

    Bản đồ quân sự là gì? Bản đồ quân sự có tên trong tiếng Anh là gì? Phân loại, ứng dụng bản đồ quốc phòng?

    Hải đồ là gì? Quy định về việc đo đạc và thành lập hải đồ?

    Hải đồ là gì? Hải đồ được tạm dịch với tên tiếng Anh là gì? Quy định về việc đo đạc và thành lập hải đồ?

    Không gian địa lý là gì? Dữ liệu không gian địa lý quốc gia?

    Không gian địa lý là gì? Không gian địa lý và dữ liệu không gian địa lý quốc gia được dịch với tên tiếng Anh là gì? Dữ liệu không gian địa lý quốc gia?

    Quy định và thực trạng quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ

    Thực trạng quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ? Quy định quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ?

    Bản đồ chuyên đề là gì? Phân loại, nội dung và cách xây dựng?

    Bản đồ chuyên đề (Thematic map) là gì? Bản đồ chuyên đề có tên trong tiếng Anh là gì? Phân loại, nội dung và cách xây dựng?

    Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ

    Đo đạc và bản đồ là gì? Đo đạc và bản đồ tiếng Anh là gì? Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ? Hoạt động tiêu chuẩn hóa đo đạc và bản đồ?

    Ảnh viễn thám là gì? Quy định mới về dữ liệu ảnh viễn thám?

    Ảnh viễn thám (Remote sensing image) là gì? Ảnh viễn thám tiếng Anh là gì? Hình thức khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám?

    Ảnh hàng không là gì? Quy định về dữ liệu ảnh hàng không?

    Ảnh hàng không (Aeronautical photo data) là gì? Ảnh hàng không tiếng Anh là gì? Quy định về dữ liệu ảnh hàng không?

    Đo đạc và bản đồ là gì? Các hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản

    Đo đạc và bản đồ (Metrology and mapping) là gì? Đo đạc và bản đồ tiếng Anh là gì? Các hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản

    Cấp, gia hạn, cấp lại, đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

    Hoạt động đo đạc bản đồ được quy định như thế nào? Cấp, gia hạn, cấp lại, đổi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo? Nghĩa vụ của bị cáo? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động và hướng dẫn viết phiếu

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là gì? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Hướng dẫn lập phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Một số quy định pháp luật về đăng ký dự tuyển lao động?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính của công an? Có được kiểm tra đột xuất hay phải theo thời gian quy định? Kiểm tra hành chính nơi cư trú có cần lệnh không?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình phạt khi tái phạm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Khái niệm về tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Những quy định của pháp luật liên quan đến tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Quy định về xác định hình phạt trong trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm?

    Nghỉ việc bao nhiêu lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Nghỉ việc được một năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc?

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc? Điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc trong hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính? Cải cách thể chế Nhà nước, thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước.

    Thực trạng và các giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam

    Cải cách hành chính là gì? Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam? Giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam?

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành. Đảng viên khi chưa có nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đảng có thẩm quyền thì có được bầu và nhận nhiệm vụ không?

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới nhất. Các bước cần thực hiện, trình tự thủ tục khi làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất.

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định chi tiết?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty TNHH?

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Các loại công ty trách nhiệm hữu hạn? Ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên? Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên? Nội dung chính của Điều lệ công ty TNHH một thành viên?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Đặc điểm và mô hình tổ chức?

    Công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì? Những đặc điểm pháp lý cơ bản của công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật doanh nghiệp 2020.

    Công ty liên doanh là gì? Đặc điểm và các quy định về công ty liên doanh?

    Công ty liên doanh là gì? Phân loại công ty liên doanh? Ưu nhược điểm công ty liên doanh? Đặc điểm về công ty liên doanh? Các quy định về công ty liên doanh?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá?

    Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá? Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá? Chuyển khoản chứng khoán là giấy tờ có giá? Vé số có phải là giấy tờ có giá không?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia?

    Nguyên thủ quốc gia là gì? Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia? Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam? Nguyên thủ quốc gia trên thế giới?

    Kho bạc nhà nước là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước?

    Khái niệm kho bạc nhà nước là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước? Các quy định về Kho bạc Nhà nước (Ngân khố quốc gia).

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá