Khái quát về bản đồ địa chính? Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính?
Bản đồ địa chính có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Sai số cho phép trong đo đạc địa chính được pháp luật quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Vậy cụ thể con số đó là bao nhiêu và làm gì trong trường hợp xuất hiện những sai số khi đo đạc địa chính? Thông qua bài viết này Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính cũng như giúp các chủ thể biết cách phải làm gì trong trường hợp sai số đo đạc địa chính.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính được hiểu như sau:
Địa chính nghĩa là cơ quan ghi lại vị trí, ranh giới, quyền sở hữu, chất lượng, số lượng và quyền sử dụng đất để lập bản đồ địa chính.. có liên quan đến dữ liệu và bản đồ. Bản đồ địa chính cũng giống như màn hình thu nhỏ chụp lại đúng vị trí, ranh giới, trạng thái pháp lý của thửa đất đồng thời thể hiện các dạng đồ họa, ghi chú và phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia.
Bản đồ địa chính hiện được cơ quan Nhà nước xây dựng theo hệ thống chặt chẽ, do các cán bộ địa chính thuộc chuyên ngành đất đai thiết lập từ cấp cơ sở xã , phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.
Bản đồ địa chính cũng giống như là cuốn sổ đỏ của Nhà nước khi các cơ quan có thẩm quyền vừa thống kê diện tích đất đai từng khu vực và trong cả nước nhằm thực thi các nhiệm vụ, công việc liên quan đến đất đai như thu thuế, quy hoạch đất đai, đền bù một cách dễ dàng; Vừa giúp cho phòng Dân sự có cơ sở pháp lý để làm các thủ tục thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp,…
Đặc điểm của bản đồ địa chính:
Theo Điều 8
– Yếu tố cơ bản cấu tạo nên bản đồ địa chính:
+ Điểm: Đây là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Bao gồm: Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định
+ Đường: Được thể hiện thông qua các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm trên thực địa. Yếu tố đường tạo nên các khung bản đồ, lưới bản đồ…
+ Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều.
+ Thửa đất: Đó là yếu tố cơ bản của đất đai. Thửa đất này phân biệt với thửa đất kia bằng các đường viền khép kín, nét liền theo hệ thống kí hiệu của bản đồ mà gọi chung là ranh giới.
+ Các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có trên thửa đất: ở khu vực đô thị và các khu vực của tổ chức Nhà nước giao đất, cho thuê đất chỉ thể hiện các công trình chính không thể hiện các công trình tạm thời, ở khu vực nông thôn không thể hiện các công trình xây dựng.
– Nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính:
+ Loại đất: Trên bản đồ địa chính theo quy định của pháp luật sẽ cần phân loại đến từng thửa đất theo mục đích sử dụng: như đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất chưa sử dụng (nay là 3 nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và chưa sử dụng).
+ Công trình xây dựng trên đất: đây là trên bản đồ được sử dụng để thể hiện một cách chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc,… Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình xây dựng trên đất còn biểu thị tính chất công trình như gạch, bê tông, nhà nhiều tầng.
+ Công trình thủy lợi: Hệ thống sông ngòi, kênh, mương, ao hồ,… sẽ được đo đạc vẽ theo mực nước cao nhất hoặc mực nước tại thời điểm đo vẽ. Theo quy định pháp luật nếu kênh mương lớn hơn 0,5mm thì trên bản đồ phải vẽ 2 còn nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương trên bản đồ địa chính sẽ cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy.
2. Độ chính xác và sai số cho phép trong đo đạc bản đồ địa chính:
Trong quá trình các chủ thể thực hiện việc đo đạc địa chính không thể tránh khỏi được những sai số và rất khó có thể thực hiện việc đo đạc có thể chính xác 100% khi đo đạc diện tích đất. Tuy nhiên việc này không đồng nghĩa là có thể đo sai diện tích đất bao nhiêu cũng được. Để có thể đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu đất đai và giúp cho các cán bộ địa chính làm việc đúng quy định hơn thì pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về sự sai số cho phép trong đo đạc địa chính.
Theo Điều 7
“1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.
2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).
3. Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:
a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.
5. Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m.
Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.
7. Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.”
Trên thực tế thì đối với mỗi trường hợp sai số trong đo đạc địa chính khác nhau thì chủ sở hữu có thể quyết định việc mình cần phải làm gì tiếp theo để đảm bảo được quyền lợi. Tùy từng trường hợp sai số khi đo đạc địa chính mà chủ sở hữu sẽ quyết định mình phải làm gì tiếp theo.
– Thứ nhất: Đối với trường hợp sai số cho phép trong đo đạc địa chính:
Không phải trường hợp sai số đo đạc địa chính nào cũng là sai. Chính bởi vì thế trước khi các chủ thể có thể đi đến một kết luận nào đó thì người sở hữu đất thì sẽ cần phải xác định chính xác sai số cho phép trong đo đạc địa chính được pháp luật quy định là bao nhiêu.
Nếu như sai số của bản đồ địa chính đó nằm trong mức độ cho phép thì các chủ thể sẽ có thể yên tâm rằng bên địa chính đã đo đạc đúng. Bên cạnh đó thì diện tích các chủ thể nhận được cũng chính là diện tích đất thực tế đang sử dụng.
– Thứ hai: Trong trường hợp sai số ngoài quy định:
Sau khi các chủ thể đã tiến hành việc kiểm tra sai số cho phép trong đo đạc địa chính tại Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và xác định cán bộ địa chính đo sai diện tích, ranh giới với sai số vượt quá quy định thì chủ sở hữu sẽ làm đơn xin đo lại diện tích đất (Xem: Mẫu đơn xin đo đạc lại diện tích đất).
+ Sau khi đã tiến hành đo lại, nếu đúng là diện tích, ranh giới đất thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn so với kết quả của cán bộ địa chính thì sẽ được cập nhật trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là diện tích thực tế.
+ Trong trường hợp kết quả đúng như cán bộ địa chính đã đo, dù sai với thực tế nhưng là sai số cho phép thì diện tích, ranh giới sẽ là kết quả ban đầu.
Tuy nhiên, ta cũng cần biết rằng không phải mọi trường hợp đo sai địa chính đều là lỗi của cán bộ địa chính. Có những trường hợp bản đồ địa chính có lỗi sai sót là của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì lúc này người sử dụng đất, chủ sở hữu đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Nếu kết quả đo đạc khác với ranh giới được thể hiện trên sơ đồ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã xác định cụ thể đây là không phải sai số cho phép trong đo đạc địa chính) thì người sử dụng đất, chủ sở hữu đất cần liên hệ với Ủy ban nhân dân để được xem xét đo lại.