Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, giáo viên nói chung và giáo viên giáo dục nghề nghiệp nói riêng luôn giữ vững vai trò lịch sử của mình trong quá trình đào tạo đội ngũ trí thức. Dưới đây là quy định của pháp luật về định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục nghề nghiệp:
1.1. Định mức giờ giảng của giáo viên dạy trình độ sơ cấp:
Theo Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục chuyên nghiệp trình độ sơ cấp. Theo đó:
(1) Định mức giờ giảng trong thời gian một năm học của giáo viên giáo dục chuyên nghiệp dạy trình độ sơ cấp, giáo viên giáo dục chuyên nghiệp dạy các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 40 của Luật giáo dục nghề nghiệp: Từ 450 giờ đến 580 giờ tiêu chuẩn.
(2) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào đặc điểm của từng ngành nghề đào tạo nhất định để có thể ra quyết định cụ thể về định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục chuyên nghiệp, quy định cụ thể về số giờ tối thiểu mà giáo viên giáo dục chuyên nghiệp cần phải giảng dạy sao cho phù hợp trong từng năm học.
(3) Định mức giờ giảng của viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp, viên chức quản lý được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với giám đốc: 8% định mức giờ giảng trong một năm;
+ Đối với phó giám đốc: 10% định mức giờ giảng trong một năm;
+ Đối với phó trưởng phòng hoặc cấp tương đương: 18% định mức giờ giảng trong một năm;
+ Đối với trưởng phòng hoặc cấp tương đương: 14% định mức giờ giảng trong một năm;
+ Đối với các viên chức khác: 20% định mức giờ giảng trong một năm.
1.2. Định mức giờ giảng của giáo viên dạy trình độ cao đẳng và trung cấp:
Theo Điều 5 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về định mức giờ giảng của giáo viên giáo dục chuyên nghiệp trình độ cao đẳng và trung cấp. Theo đó:
-
Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học được xác định từ 380 giờ đến 450 giờ tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, hoặc từ 430 giờ đến 510 giờ đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
-
Hiệu trưởng, giám đốc cần căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, căn cứ vào đặc điểm của từng chương trình, môn học, trình độ của nhà giáo để có thể đưa ra quyết định cụ thể về định mức giờ giảng cho phù hợp trong từng năm học;
-
Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm sẽ được xác định: 510 giờ đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp, 450 giờ tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng;
-
Định mức giờ giảng của các nhà giáo giảng dạy môn văn hóa phổ thông trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy chế làm việc đối với giáo viên bậc phổ thông;
-
Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia vào quá trình giảng dạy nhiều cấp/trình độ trong một năm sẽ được tính quy đổi và áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp có trình độ cao nhất. Hiệu trưởng và giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ quy định cụ thể về hệ số quy đổi do tiêu chuẩn đối với các cấp trình độ thấp hơn để có thể tính định mức giá tiêu chuẩn trong một năm học cho các nhà giáo sao cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với từng đặc điểm của ngành, nghề đào tạo;
-
Định mức giờ giảng đối với viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, viên chức đang giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp sẽ được thực hiện cụ thể như sau: Chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng được xác định là 8% định mức giờ giảng trong một năm; phó hiệu trưởng sẽ được xác định là 10% định mức giờ giảng trong một năm; đối với các viên chức khác được xác định là 20% định mức giờ giảng trong một năm; trưởng phòng và cấp tương đương được xác định là 14% định mức giờ giảng trong một năm; phó trưởng phòng và cấp tương đương được xác định là 18% định mức giờ giảng trong một năm.
2. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp được dạy thêm bao nhiêu giờ trong một năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 2 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH, số giờ dạy thêm của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
-
Đối với nhà giáo, số giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật sẽ không được phép vượt quá số giờ theo quy định của pháp
luật lao động hiện hành; -
Đối với viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, viên chức đang giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy, số giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật sẽ không được phép vượt quá tỷ lệ 50% định mức giờ giảng theo quy định của pháp luật.
3. Giáo viên giáo dục chuyên nghiệp dạy trình độ cao đẳng và trung cấp có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH, nhà giáo dạy trình độ cao đẳng và trung cấp có một số nhiệm vụ sau:
-
Trong công tác giảng dạy: chuẩn bị giảng dạy, giảng dạy theo phân công kế hoạch và theo chương trình cụ thể, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên và học viên;
-
Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc môn học, chấm thi, chấm điểm tốt nghiệp, hướng dẫn và đánh giá chuyên đề, đánh giá khóa luận tốt nghiệp, đánh giá kết quả nghiên cứu của sinh viên, học viên và học sinh;
-
Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học theo sự phân công giảng dạy;
-
Hướng dẫn sinh viên thực hiện chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, hướng dẫn thực tập, tiến hành hoạt động luyện thi cho học sinh và sinh viên;
-
Biên soạn giáo trình, các loại tài liệu, đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng chương trình và nội dung môn học được phân công giảng dạy;
-
Tham gia vào hoạt động thiết kế, xây dựng phòng học, cải tiến và làm đồ dùng học tập, trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
-
Tổ chức hoạt động giáo dục và rèn luyện đối với học sinh, sinh viên và học viên;
-
Học tập và bồi dưỡng nâng cao kiến thức, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;
-
Tham gia vào quá trình bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn nghiệp vụ của khoa, bộ môn, trường;
-
Nghiên cứu khoa học, hướng dẫn học viên và sinh viên tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và cải tiến kĩ thuật trong quá trình giảng dạy;
-
Tham gia sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, tham gia vào công tác quản lý đào tạo;
-
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hiệu trưởng, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: