Định mức biên chế đang là vấn đề được quan tâm nhằm hướng đến mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Định mức biên chế là gì? Quy định về tiêu chuẩn và định mức biên chế?
Mục lục bài viết
1. Định mức biên chế là gì?
1.1. Biên chế là gì?
Biên chế là số người làm việc vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời han trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước được hưởng các chế độ về lương và phụ cấp do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt dưới sự hướng dẫn của Nhà nước.
Vị trí này đảm bảo sự ổn định cho đến khi nghỉ hưu, nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc không tự nguyện nghỉ việc.
Theo quy định hiện nay Biên chế được sử dụng cho các đối tượng sau: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định pháp luật.
1.2. Định mức biên chế là gì?
Định mức biên chế là khái niệm chỉ việc xác định một số lượng cụ thể những con người với những điều kiện phù hợp về phẩm chất cá nhân và trình độ để có thể đáp ứng khối lượng công việc trong một tổ chức.
– Định mức biên chế trong tiếng anh là Payroll norms.
– Định nghĩa về định mức biên chế trong tiếng anh được hiểu là:
2. Quy định chung về vị trí việc làm và biên chế công chức:
“Vị trí việc làm và biên chế công chức” hiện nay là vấn đề vô cùng nóng bỏng, không chỉ công chức nói riêng mà hầu như tất cả mọi người dân nói chung đều rất quan tâm. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 01 tháng 06 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Theo đó, Nghị định quy định cụ thể về: Nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức. Trong đó, đáng chú ý ở một số nội dung như sau:
Một, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ thì vị trí việc làm được phân loại như sau:
+ Phân loại theo khối lượng công việc, bao gồm: Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm; do nhiều người đảm nhiệm hoặc làm kiêm nhiệm.
+ Phân loại theo tính chất, nội dung công việc, bao gồm: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác); hỗ trợ, phục vụ.
Hai, căn cứ vào vị trí việc làm; mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm cũng như tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm thì cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức được xác định theo tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với vị trí việc làm và mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm.
Ba, về biên chế công chức hằng năm, các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ vào vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm; mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao và căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà ban hành nội dung kế hoạch cũng như điều chỉnh biên chế công chức hằng năm. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
+ Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ đã quy định trên;
+ Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
Trên đây là một số nội dung đáng chú ý về vấn đề vị trí việc làm và biên chế công chức được nêu rõ trong
Ngoài ra, Chính phủ còn quy định chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành được giao quản lý từ trung ương đến địa phương, định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch công chức và chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thiện và ban hành quyết định vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để thay thế các quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm của bộ, ngành, địa phương.
3. Những định mức biên chế công chức cụ thể trong một số ngành, lĩnh vực tiêu biểu:
Định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Nội vụ
– Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ
a) Vị trí việc làm về tổ chức bộ máy: Chuyên viên cao cấp về tổ chức bộ máy; Chuyên viên chính về tổ chức bộ máy; Chuyên viên về tổ chức bộ máy.
b) Vị trí việc làm về quản lý nguồn nhân lực: Chuyên viên cao cấp về quản lý nguồn nhân lực; Chuyên viên chính về quản lý nguồn nhân lực; Chuyên viên về quản lý nguồn nhân lực.
c) Vị trí việc làm về địa giới hành chính: Chuyên viên cao cấp về địa giới hành chính; Chuyên viên chính về địa giới hành chính; Chuyên viên về về địa giới hành chính.
d) Vị trí việc làm về cải cách hành chính: Chuyên viên cao cấp về cải cách hành chính; Chuyên viên chính về cải cách hành chính; Chuyên viên về cải cách hành chính.
đ) Vị trí việc làm về thi đua, khen thưởng: Chuyên viên cao cấp về thi đua, khen thưởng; Chuyên viên chính về thi đua, khen thưởng; Chuyên viên về thi đua, khen thưởng.
e) Vị trí việc làm về quản lý tôn giáo: Chuyên viên cao cấp về quản lý tôn giáo; Chuyên viên chính về quản lý tôn giáo; Chuyên viên về quản lý tôn giáo.
g) Vị trí việc làm về quản lý tín ngưỡng: Chuyên viên cao cấp về quản lý tín ngưỡng; Chuyên viên chính về quản lý tín ngưỡng; Chuyên viên về quản lý tín ngưỡng.
h) Vị trí việc làm về văn thư, lưu trữ: Chuyên viên cao cấp về văn thư, lưu trữ; Chuyên viên chính về văn thư, lưu trữ; Chuyên viên về văn thư, lưu trữ; Cán sự về văn thư, lưu trữ.
– Xác định định mức biên chế công chức nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ
Việc xác định định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Nội vụ căn cứ các yếu tố sau:
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐCP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, cụ thể:
Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, định mức biên chức công chức nghiệp vụ chuyên môn ngành Nội vụ: đồng thời phải căn cứ quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ (đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ);
Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, định mức biên chức công chức nghiệp vụ chuyên môn ngành Nội vụ: đồng thời phải căn cứ quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ);
Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc trung ương: đồng thời phải căn cứ quy định tại
Định mức biên chế công chức ngành công thương
– Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương bao gồm các nhóm cơ bản sau:
a) Quản lý thương mại trong nước;
b) Quản lý thương mại quốc tế;
c) Quản lý công nghiệp;
d) Quản lý năng lượng;
đ) Quản lý hoá chất;
e) Quản lý cạnh tranh;
g) Hội nhập kinh tế quốc tế;
Đối với nhóm vị trí việc làm Quản lý thị trường, có các ngạch công chức sau: Kiểm soát viên cao cấp thị trường; Kiểm soát viên chính thị trường; Kiểm soát viên thị trường; Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
Đối với các nhóm vị trí việc làm còn lại, có các ngạch công chức sau: Chuyên viên cao cấp; Chuyên viên chính; Chuyên viên.
Định mức số lượng công chức lãnh đạo, quản lý
– Số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Công Thương như sau:
– Số lượng cấp phó của người đứng đầu tổng cục, vụ, văn phòng, thanh tra, cục thuộc Bộ được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.
– Số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Định mức biên chế công chức của cơ quan, tổ chức
Định mức biên chế tối thiểu của cơ quan, tổ chức thuộc ngành công thương được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Định mức biên chế tối thiểu của đội thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ được áp dụng quy định tương đương với phòng thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ.
Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Công Thương và cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực, khối lượng công việc và cơ cấu ngạch công chức để xác định số lượng biên chế tối đa tương ứng với từng vị trí việc làm, từ đó xác định số lượng biên chế tối đa trong cơ quan, tổ chức.
Cơ quan chuyên môn về công thương cấp huyện căn cứ tình hình biên chế được giao, bố trí ít nhất 03 biên chế công chức thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công thương.
Được tuyển dụng vào các vị trí trong cơ quan Nhà nước là mong ước của rất nhiều người. Bởi lẽ, mục tiêu phấn đấu duy nhất của họ là vào biên chế, vì tính chất đảm bảo sự ổn định về vị trí việc làm của nó. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu rõ về những vị trí công việ cũng như định mức liên quan để đưa ra định hướng đúng đắn hơn.