Cơ sở giáo dục công lập là gì? Biên chế giáo viên là gì? Định mức số lượng giáo viên làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập? Định mức số lượng giáo viên làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học? Định mức số lượng giáo viên trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở? Định mức số lượng giáo viên làm việc trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông?
Định mức biên chế giáo viên ở các cơ sở giáo dục công lập nhằm hạn chế tình trạng “giáo viên biên chế suốt đời” dẫn tới việc nhiều giáo viên thiếu nhiệt huyết, không hoàn thành nhiệm vụ khiến cho mục đích giáo dục không được bảo đảm. Theo đó, khi giáo viên biên chế nếu yên tâm cống hiến, luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đặt ra sẽ được bảo vệ quyền chính đáng mà người học cũng được đào tạo có chất lượng. Vậy định mức biên chế giáo viên ở cơ sở giáo dục công lập là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Luật giáo dục năm 2019;
– Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
– Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
–
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Cơ sở giáo dục công lập là gì?
- 2 2. Biên chế giáo viên là gì?
- 3 3. Định mức số lượng giáo viên làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập:
- 4 4. Định mức số lượng giáo viên làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học:
- 5 5. Định mức số lượng giáo viên trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở:
- 6 6. Định mức số lượng giáo viên làm việc trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông:
1. Cơ sở giáo dục công lập là gì?
Cơ sở giáo dục là khái niệm không còn xa lạ. Hiện nay, với điều kiện phát triển của xã hội, các thế hệ có nhiều cơ hội được tiếp xúc cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 12 Điều 5 Luật giáo dục năm 2019 quy định: “Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.”
Cơ sở giáo dục tại Việt Nam bao gồm: giáo dục hệ chính quy và giáo dục thường xuyên, chia thành các cấp bậc khác nhau và phân theo trình độ đào tạo và độ tuổi các đối tượng theo học.
Cơ sở giáo dục công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Việc thành lập cơ sở giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
2. Biên chế giáo viên là gì?
Theo quy định của Khoản 1 Điều 3
“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.”
Dựa trên quy định trên có thể hiểu biên chế là việc các cán bộ, công chức, người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng ở vị trí công việc ổn định, lâu dài trong các cơ quan nhà nước, hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định Nhà nước.
Theo đó, giáo viên được tuyển dụng và làm việc theo hợp đồng tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ được coi là viên chức.
Như vậy định mức biên chế giáo viên là quy định số lượng biên chế tối đa áp dụng thống nhất cho giáo viên ở các cơ sở giáo dục công lập, phù hợp với hoạt động ở cơ sở đó và hoàn cảnh cụ thể ở địa phương nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ công tác với chất lượng cao và làm cho cơ sở bố trí, sử dụng giáo viên đúng nơi, đúng việc.
Định mức số lượng giáo viên trên một lớp là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục khác có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc bố trí, sắp xếp giáo viên phải bảo đảm các trường có đủ giáo viên giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo và mỗi giáo viên dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định.
Căn cứ Khoản 1 Điều 29
– Viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
– Viên chức bị buộc thôi việc;
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
– Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
Giáo viên được tuyển dụng làm ở các trường công lập, được xác định là hợp đồng không có thời hạn nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật viên chức sửa đổi 2019, từ 1/7/2020: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Như vậy với những giáo viên không thuộc trường hợp tại Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức năm 2010, sửa đổi năm 2019 được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn coi như là “biên chế suốt đời” vì không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
Còn với những giáo viên được tuyển dụng mới từ 01/7/2020 mà không phải do cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức thì đều phải thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng, sẽ không còn được hưởng “biên chế suốt đời” nữa.
3. Định mức số lượng giáo viên làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập:
Trường mầm non công lập bao gồm : trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:
+ Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo nhóm trẻ với trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tuổi hoặc lớp mẫu giáo với trẻ 3 tuổi đến 6 tuổi thì định mức giáo viên mầm non được xác định như sau:
– Đối với nhóm trẻ: Bố trí tối đa 2,5 giáo viên/nhóm trẻ;
– Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
– Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.
+ Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
– Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;
– Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 – 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 – 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 – 6 tuổi;
– Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 – 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 – 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 – 6 tuổi.
+ Đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập áp dụng định mức giáo viên mầm non quy định như trên.
4. Định mức số lượng giáo viên làm việc trong trường phổ thông cấp tiểu học:
– Trường tiểu học dạy học 1 buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên trên một lớp;
– Trường tiểu học dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí tối đa 1,50 giáo viên trên một lớp;
– Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường tiểu học; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học và trường dành cho người khuyết tật cấp tiểu học được bố trí01giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
5. Định mức số lượng giáo viên trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở:
– Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,90 giáo viên trên một lớp;
– Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sởvà trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên trên một lớp;
– Ngoài định mức trên, mỗi trường trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
6. Định mức số lượng giáo viên làm việc trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông:
– Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 2,25 giáo viên trên một lớp;
– Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,40 giáo viên trên một lớp;
– Trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 3,10 giáo viên trên một lớp;
Ngoài những vị trí việc làm do giáo viên kiêm nhiệm đã được hưởng định mức giảm tiết dạy quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các vị trí việc làm kiêm nhiệm sau đây được hưởng định mức giảm tiết dạy như sau:
+ Giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ: Những trường phổ thông không bố trí nhân viên chuyên trách làm công tác giáo vụ thì được bố trí giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo vụ. Trường có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 08 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 04 tiết trên tuần để làm công tác giáo vụ;
+ Giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học sinh: Trường phổ thông cấp tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 06 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 03 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh.
Trường phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 08 tiết trên tuần; từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 04 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh;
+ Giáo viên kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường: Đối với những trường quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này không bố trí thêm 01 phó hiệu trưởng thì những điểm trường lẻ có từ 3 lớp trở lên được bố trí 01giáo viên tại chỗ kiêm nhiệm làm phụ trách điểm trường và được giảm định mức tiết dạy là 03 tiết trên tuần.
Việc điều chỉnh định mức giáo viên/sĩ số học sinh sẽ xóa được điều bất cập, khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên. giải quyết được khá nhiều bất cập về phòng học, về giảm tải áp lực công việc cho giáo viên mà chất lượng học sinh cũng không bị ảnh hưởng.