Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Luật phá sản, Luật doanh nghiệp.
1. Các trường hợp đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh:
Căn cứ theo Điều 76 Luật phá sản 2004 có hai trường hợp đình chỉ: "1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thi thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã nếu có một trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.
2. Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Điều 29 của Luật này."
Như vậy, ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình phục hồi, chỉ cần có sự đồng ý của quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán. Thẩm phán sẽ là ngưởi ra quyết định đình chỉ mà không tính đến hiệu quả của phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt kinh doanh
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hoạt động kinh doanh tại Điều 77: " Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh:
1.Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản.
2. Trường hợp việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật này chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doạnh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã: được coi là không lâm vào tình trạng phá sản, tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đã được phục hồi, đã có khả năng chi trả các khoản nợ cho các chủ nợ và nguy cơ bị phá sản sẽ không còn, doanh nghiệp, hợp tác xã được phép hoạt động kinh doanh trở lại như bình thường. Sau khi doanh nghiệp thoát khỏi lâm vào tình trạng phá sản, theo khoản 2 Điều 77 Luật phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ phải tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ của mình đã bị đình chỉ để áp dụng thủ tục phục hồi.
– Đối với chủ nợ: khi doanh nghiệp, hợp tác xã thoát khỏi tình trạng lâm vào tình trạng phá sản thì khả năng được doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn trả đầy đủ các khoản nựo chưa được thanh toán rất cao. Khi này, các chủ nợ sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán các khoản nợ của mình theo như thời hạn đã cam kết.