Bảo hộ giống cây trồng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại ngày nay, vấn đề bảo vệ và phát triển giống cây trồng không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn duy trì sự đa dạng sinh học. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đình chỉ và phục vụ hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng:
Đình chỉ và phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng là một trong những chế định quan trọng được thực hiện theo quy định tại Điều 170 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022. Cụ thể:
(1) Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Giống cây trồng được bảo hộ đã không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính đồng nhất và điều kiện về tính ổn định như tại thời điểm được cấp Bằng bảo hộ;
+ Chủ Bằng bảo hộ không nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính và lệ phí duy trì hiệu lực của Bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật;
+ Chủ Bằng bảo hộ không cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
+ Chủ Bằng bảo hộ không tiến hành thủ tục thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
(2) Trong trường hợp: Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định giống thời điểm được cấp Bằng bảo hộ; hoặc trường hợp chủ Bằng bảo hộ không cung cấp đầy đủ giấy tờ tài liệu nhân giống cây trồng để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định của pháp luật; hoặc trong trường hợp chủ bằng bảo hộ không thực hiện thủ tục thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng hoàn toàn có quyền ra quyết định đình chỉ hiệu lực đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng. Đồng thời, trong trường hợp chủ Bằng bảo hộ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bảo hộ, khi hết thời hạn nộp lệ phí duy trì hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có thể ra quyết định đình chỉ hiệu lực đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng được tính bắt đầu kể từ ngày đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo mà lệ phí duy trì hiệu lực của Bằng bảo hộ đã không được nộp.
(3) Trong trường hợp giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định giống như tại thời điểm được cấp Bằng bảo hộ, thì mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đình chỉ hiệu lực đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng đó. Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và dựa trên ý kiến của các bên có liên quan, cơ quan quản lý nhà nước sẽ ra thông báo từ chối đình chỉ hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng vật cũng có thể ra quyết định đồng ý đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng.
(4) Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ cần phải đăng tải công khai thông báo trên tạp chí chuyên ngành, trong thông báo đó cần phải nêu rõ lý do đình chỉ hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng, đồng thời cần phải gửi thông báo cho chủ Bằng bảo hộ biết trong thời gian hợp lý. Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày thông báo, chủ Bằng bảo hộ sẽ có quyền gửi đơn đề nghị được khắc phục lý do bị đình chỉ đối với bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính/phí để khôi phục hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng.
Trong khoảng thời gian 90 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nộp đơn, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng bắt buộc phải khắc phục những lý do bị đình chỉ. Cơ quan quản lý nhà nước đối với giống cây trồng sẽ xem xét phục hồi hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng, sau đó thông báo công khai trên các tạp chí chuyên ngành. Trong trường hợp giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định giống như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ, thì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được phục hồi ngay sau khi chủ sở hữu giống cây trồng chứng minh được giống cây trồng đó đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định, đồng thời được cơ quan quản lý nhà nước xác nhận.
2. Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 171 của Văn bản hợp nhất Và sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Theo đó:
(1) Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Đơn đăng ký Bằng bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký thực hiện hoạt động đăng ký;
+ Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính mới bật tính khác biệt giống như tại thời điểm được cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;
+ Giống cây trồng không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện về tính đồng nhất hoặc điều kiện về tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký tự thực hiện.
(2) Trong khoảng thời hạn còn hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng, mọi tổ chức và cá nhân hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định hủy bỏ hiệu lực đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng đó. Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của bằng bảo hộ giống cây trồng và xem xét ý kiến của các bên có liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra thông báo từ chối hủy bỏ hoặc ra quyết định đồng ý hủy bỏ hiệu lực đối với Bằng bảo hộ giống cây trồng.
(3) Trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ thì mọi giao dịch phát sinh dựa trên cơ sở giống cây trồng đã được cấp Bằng bảo hộ sẽ bị coi là vô hiệu. Quá trình xử lý giao dịch vô hiệu này sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự.
3. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 172 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề sửa đổi và cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng. Theo đó:
-
Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước thay đổi, sửa chữa sai sót liên quan đến Bằng bảo hộ giống cây trồng, trong đó bao gồm tên và địa chỉ của chủ sở hữu bằng bảo hộ. Trong quá trình yêu cầu sửa đổi hoặc cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng thì cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp những sai sót là do phía cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thì các cơ quan bắt buộc phải sửa chữa theo quy định của pháp luật, chủ bằng bảo hộ trong trường hợp này sẽ không cần phải nộp phí hoặc lệ phí;
-
Chủ Bằng bảo hộ hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thực hiện thủ tục cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp bằng bảo hộ đó bị mất hoặc bằng bảo hộ bị hư hỏng với điều kiện còn phải nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính;
-
Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về trình tự và thủ tục cấp đổi, hoặc cấp lại bằng bảo hộ đối với giống cây trồng.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 173 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề công bố quyết định liên quan đến Bằng bảo hộ giống cây trồng. Theo đó, quyết định về việc cấp lại, đình chỉ, hủy bỏ, sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng công bố công khai trên các trang tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong khoảng thời gian 60 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày ra quyết định.
THAM KHẢO THÊM: