Đình chỉ điều tra vụ án hình sự được thực hiện khi nào? Căn cứ để đình chỉ điều tra là gì? Tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự khi nào? Trình tự thủ tục đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự?
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Đình chỉ điều tra vụ án hình sự được tiến hành theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
Điều 164. Đình chỉ điều tra
1. Trong trường hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra nêu rõ quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.
2. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
3. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ, nếu có và những vấn đề khác có liên quan.
Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
Vai trò của giám định chữ viết đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự
Giám định chữ viết trong khoa học điều tra hình sự là việc các chuyên gia giám định xem xét các đặc trưng như : các đặc điểm được tạo nên từ hệ thống chữ viết đã được học, đặc điểm cá nhân hay các đặc trưng không phổ biến với số đông người. Trong đó, các đặc điểm cá nhân về chữ viết, như: những đặc điểm độc đáo trong cách viết từng ký tự hoặc một số ký tự nhất định, độ nghiêng, khoảng trống, độ đậm nhạt khi viết, độ hằn của chữ trên giấy,… đóng vai trò quan trọng nhất trong một cuộc giám định chữ viết.
Vậy giám định chữ viết có vai trò như thế nào đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự?
Giám định chữ viết có vai trò rất quan trọng trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Giám định chữ viết nói riêng và giám định kĩ thuật hình sự nói là thực hiện các nhiệm vụ truy nguyên nhằm làm sáng tỏ một vụ việc có tính hình sự với mục đích xác định và chứng minh sự đồng nhất của các hiện tượng vật chất đang có liên quan đến vụ việc với những hình thức vật chất đã được xác định, thu thập trong quá trình điều tra.
Một vụ án cần giải quyết đúng người, đúng tội, một sự thật cần được phân định thật, giả, trắng, đen… Việc giám định chữ viết, đến cuối cùng là nhằm đưa ra được một bản kết luận giám định chính xác. Một bản kết luận giám định vừa là củng cố chứng cứ, vừa là nguồn gốc chứng cứ trực tiếp trong công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, nhiều vụ trọng án tưởng chừng như bế tắc, nhiều đối tượng hình sự tưởng mình đã thoát khỏi vòng pháp lý sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội… nhưng đã bị các giám định viên phát hiện, lôi ra ánh sáng. Điều đó khẳng định trong mặt trận chiến đấu thầm lặng, gian nan và quyết liệt nhưng lại rất hiệu quả đã góp phần không nhỏ cho các cơ quan tố tụng trong công tác đấu tranh, phát hiện, phòng ngừa và xử lý tội phạm.
Trong giám định chữ viết, khi so sánh đối tượng giám định và vật mẫu để đưa ra các đặc điểm chung và riêng. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định là cần bao nhiêu đặc điểm riêng thì có thể đưa ra kết luận, nên khi người giám định cảm thấy đủ thì sẽ đưa ra kết luận. Điều này còng đòi hỏi người giám định phải thực sự tỷ mỉ và tâm huyết với nghề. Ranh giới giữa cái đúng và sai rất mong manh, nên khi giám định tài liệu, một chi tiết nhỏ cũng giúp việc giám định tìm được một hướng đi đúng, giúp vụ án được giải mã thành công. Trong giám định chữ viết, yếu tố con người trở thành cốt yếu nhất, máy móc chỉ là bộ phận hỗ trợ. Sự tỷ mỉ của điều tra viên là vấn đề then chốt.
Mặc dù còn nhiều khó khăn và hạn chế nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc giám định chữ viết trong việc điều tra làm rõ vụ án.
Thời hạn để điều tra vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
PC46 Và Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tỉnh B đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các cán bộ Ngân hàng A chi nhánh Sở S và giao Quyết định thu hồi tan chứng vật chứng cho chi nhánh Sở Sao bến cát B (cấp 3) và chi nhánh Bình Dương (cấp 1). Họ trả lời đồng ý trả, nhưng xí nghiệp lãnh đạo chỗ Hội Sở Ngân hàng A Láng Hạ không chịu chấp hành Quyết định của công an. Vậy mình gửi đơn tiếp theo là ở đâu? Trước khi bị bắt, em đã gửi cơ quan cao cấp khắp nơi rồi, họ mới bị bắt. Hiện nay còn 16 ngày nữa đúng 12 tháng kể từ khi bị lừa 06/02/15. Người bị hại chờ lâu quá, bây giờ không thể chờ được nữa, nên yêu cầu lãnh đạo Ngân hàng A giải quyết nhanh, nếu không thì thì mình cung cấp hồ sơ cho luật sư báo chí đưa lên truyền thông đại chúng luôn được không? Vì trước nay công an cũng như ngân hàng yêu cầu và nan nỉ mình không đưa lên báo.
Luật sư tư vấn:
Trong vụ án của bạn, theo như trình bày, cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nên vụ việc đó thuộc thẩm quyền của cơ quan đã khởi tố vụ án nên bạn không cần phải gửi đơn nữa. Tuy nhiên, bạn cần xem lại vấn đề là thời hạn để giải quyết vụ án theo quy định
– Về vấn đề thời hạn điều tra giải quyết vụ án
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định thời hạn để giải quyết vụ án hình sự
Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và khởi tố vụ án hình sự:
Theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự:
“Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 02 tháng”.
Thời hạn điều tra
Theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự :
“1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
…”
Như vậy, đối với tội phạm ít nghiêm trọng thời hạn tối đa để điều tra là không quá 4 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn điều tra tối đa là 8 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn tối đa để điều tra là 12 tháng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều tra tối đa 16 tháng.
Trong trường hợp của bạn, do vụ án trong trong giai đoạn điều tra đã gần 12 tháng kể từ ngày có hành vi vi phạm nhưng bạn không nói rõ sự việc của bạn, bị can có dấu hiệu thuộc loại tội gì , ngày khởi tố vụ án là khi nào nên bạn cần căn cứ vào thời hạn trên để xác định thời hạn giải quyết có phù hợp với thời gian nêu trên không.
Tuy nhiên, nếu thấy quá thời hạn giải quyết mà cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết thì bạn có thể khiếu nại việc này lên chính cơ quan đang giải quyết vụ việc của bạn để được giải quyết, yêu cầu giải quyết vụ án của bạn.
– Về vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí
Theo quy định của Nghị định 51/2002/ NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết Luật báo chí 1989 và Luật báo chí sửa đổi, bổ sung
2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm tiếp nhận và đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phẩm báo chí khác của công dân có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, định hướng thông tin và không vi phạm Điều 10 của Luật Báo chí và những quy định cụ thể trong Nghị định này. Trường hợp không đăng, phát thì trong thời hạn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, cơ quan báo chí cótrách nhiệm trả lời cho tác giả bằng văn bản hoặc đăng, phát trên báo chí bằng hình thức hộp thư, nhắn tin.
Như vậy, bạn có thể đưa thông tin lên cơ quan báo chí để yêu cầu đưa tin về vụ việc. Nếu xét thấy các nội dung vụ việc không thuộc các nội dung vi phạm thông tin, phù hợp với các quy định của pháp luật thì cơ quan báo chí có thể tiếp nhận, xem xét đưa thông tin của bạn lên báo
Quy định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin tư vấn về một trường hợp liên quan đến đình chỉ điều tra vụ án quy định tại Điều 164 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Tại Khoản 3 Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định về việc đình chỉ điều tra đối với vụ án có nhiều bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can riêng biệt. Vậy tôi muốn xin tư vấn về trường hợp cụ thể sau: A gọi B và C đến có việc, sau đó A đánh gây thương tích cho một người là D. Quá trình gây thương tích, A sử dụng hung khí nguy hiểm là gậy sắt, tuy nhiên tổng thương tích của anh D là dưới 11%. A bị khởi tố về khoản 1 Điều 104 Bộ Luật Hình Sự, B và C có dùng chân tay không đánh anh D nhưng hiện chưa bị khởi tố bị can vì chưa làm rõ yếu tố đồng phạm. Lúc này anh D xin rút đơn đề nghị khởi tố với anh A. Vậy:
1. Việc đình chỉ điều tra lúc này là đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can hay chỉ đình chỉ điều tra bị can đối với A?
2. Nếu chỉ đình chỉ điều tra bị can đối với A thì có xem xét khởi tố và tiếp tục điều tra đối với B và C về hành vi đồng phạm không?
Mong các chuyên gia tư vấn cho tôi về vấn đề nêu trên, tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
1. Việc đình chỉ điều tra lúc này là đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can hay chỉ đình chỉ điều tra bị can đối với A?
Căn cứ Điều 105 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 quy định:
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định Đình chỉ điều tra vụ án hình sự như sau:
“1. Trong trường hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra nêu rõ quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra.
2. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
…”
Theo như bạn trình bày, A bị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, D rút đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự, theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự.
2. Nếu chỉ đình chỉ điều tra bị can đối với A thì có xem xét khởi tố và tiếp tục điều tra đối với B và C về hành vi đồng phạm không?
Luật sư
Căn cứ Khoản 3 Điều 164 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 quy định:
“3. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ, nếu có và những vấn đề khác có liên quan.
Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.”
Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về đồng phạm như sau:
“Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Theo như bạn trình bày, B và C được A gọi lên và cùng A đánh D, tuy nhiên chưa xác định rõ vai trò của B và C là đồng phạm với A hay không? Hiện nay, chỉ có A bị khởi tố theo Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” do đó vẫn có thể xem xét điều tra và khởi tố riêng đối với B và C.
Khiếu nại quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi xin
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố có quyền ra quyết đình đình chỉ vụ án đối với bị can. Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án; nếu có căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc căn cứ theo Điều 19, Điều 25, Khoảnn 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự, Viện kiểm sát phải ra quyết định không truy tố và quyết định đình chỉ vụ án.
Trong nội dung của quyết định đình chỉ phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
Điều 31 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự như sau:
“Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục.
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định”
Theo quy định, những cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quyền khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cá nhân của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Khi có khiếu nại, cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyét khiếu nại; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại và có biện pháp khắc phục.
Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.
Theo quy định trên, bạn bị khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát đình chỉ điều tra bị can đối với bạn, nhưng bạn có căn cứ cho rằng quyết định đình chỉ điều tra đó là sai vì khởi tố bạn về tội làm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng lại đình chỉ về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa, thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can.
Theo quy định Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, thì Viện trưởng viện kiểm sát của người ra quyết định có quyền giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Trường hợp của bạn, phía viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can từ 1994, mà bạn chưa có đơn khiếu nại, nếu có căn cứ rằng thời gian từ khi ra quyết định đến nay, vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì bây giờ, bạn có thể làm đơn khiếu nại; còn nếu không chứng minh được do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc bạn không thể khiếu nại, thì thời hiệu khiếu nại trong trường hợp này đã hết thời hiệu khiếu nại quyết định.