Đình chỉ công tác đối với điều dưỡng viên có đúng không? Sa thải khi không thực hiện công việc giao đúng hay sai?
Đình chỉ công tác đối với điều dưỡng viên có đúng không? Sa thải khi không thực hiện công việc giao đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho cháu hỏi cháu làm việc tại phòng khám của cơ quan nhà nước, cháu là điều dưỡng viên nhưng lãnh đạo phân công cháu nhận thuốc đi cấp phát cho bệnh nhân, cháu không ký nhận thuốc vì thế lãnh đạo đơn vị đình chỉ công tác cháu 3 ngày như vậy có đúng không? Xin luật sư tư vấn giúp cháu, cháu xin cảm ơn nhiều!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng; hộ sinh; kỹ thuật y.
* Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên:
– Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
– Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
– Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
– Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
– Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;
– Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 07/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình làm việc tại bệnh viện, chăm sóc bệnh nhân quy định trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên gồm:
– Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được quy định tại Thông tư này.
– Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong công tác chăm sóc người bệnh.
– Tuân thủ các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh viện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Thực hiện quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhà người bệnh.
Khi điều dưỡng viên không thực hiện công việc theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên giao cho thì sẽ bị xử lí kỉ luật. Vấn đề xử lý kỷ luật sẽ căn cứ theo nội quy nơi làm việc của điều dưỡng viên đó. Nếu
* Trường hợp 1: Nếu điều dưỡng viên là viên chức thì hình thức xử lí kỷ luật sẽ theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định các hình thức xử lý kỷ luật như sau:
Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Buộc thôi việc.
* Trường hợp 2: Nếu bạn không là viên chức, ký
– Khiển trách.
– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
– Sa thải.
Như vậy, nếu nội quy quy lao động tại cơ quan có quy định về việc đình chỉ công tác với hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ của điều dưỡng viên và sự chỉ đạo của lãnh đạo thì áp dụng là đúng. Nếu không có quy định cụ thể thì áp dụng hình thức kỷ luật nêu trên, tùy vào bạn là viên chức hay người lao động đồng thời căn cứ vào mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý kỷ luật đúng nhất.